VAI TRÒ CỦA PHẪU THUẬT TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LAO HẠCH NGOẠI VI TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG
VAI TRÒ CỦA PHẪU THUẬT TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LAO HẠCH NGOẠI VI TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG
Nguyễn Xuân Diễn1,, Trần Sơn Tùng1, Đàm Tọa1
1 Bệnh viện Phổi Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: 1. Đánh giá vai trò và kết quả của phẫu thuật trong điều trị lao hạch ngoại vi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang 105 bệnh nhân (BN) lao hạch ngoại vi (LHNV) thời gian từ 1/6/2020 đến 30/6/2021 được phẫu thuật nạo viêm, làm sạch mủ, lấy tổ chức hoại tử xét nghiệm LPA, MGIT (bactec), mô bệnh học. Tất cả BN đều được điều trị bằng thuốc lao theo phác đồ của Chương trình Chống lao Quốc gia là 12 tháng (2RHZE/10RHE), thời gian liền vết thương sau phẫu thuật. Kết quả: 105 BN, 67 nữ, 38 nam, tuổi TB 32.26 ± 12.1; vị trí hạch cổ 97/105 (92.4%), phải nhiều hơn cổ trái (58 và 36), 77 BN hạch viêm hoại tử có mủ, 28 BN sinh thiết kết quả viêm lao, mô bệnh viêm lao 97 (92.4%), LPA 25/105 (23/8%), MGIT 59/105 (56.2%) dương tính. Kháng siêu kháng thuốc 1 BN; kháng nhiều nhất là Streptomycin (59.32%) và Isoniazid (20.33%), thời gian chăm sóc trung bình 2 tuần là 51.4%. Kết luận: phẫu thuật điều trị lao hạch ngoại vi đạt 2 mục tiêu giải quyết các biến chứng của lao hạch và lấy bệnh phẩm xét nghiệm phát hiện kháng thuốc.
Lao hạch ngoại vi (LHNV) là bệnh dovi khuẩn lao Mycobacteria tuberculosis (MTB) gây ra, bệnh gặp nhiều nhiều nhất trong các lao ngoài phổi. Điều trị cơ bản là nội khoa bằng thuốc chống lao. Theo Subrahmanyam, M [1]báo cáo 105 BN trong quá trình điều trị hạch sẽ hoại tử, tấy mủ, hoại tử da và vỡ mủ gây rò mủ kéo dài và sẹo rất xấu nên đây được gọi là biến chứng của lao hạch. Nếu không có phẫu thuật để nạo viêm và lấy bệnh phẩm xét nghiệm, liệu có tiếp tục điều trị thuốc lao tiếp hay kết thúc điều trị? Liệu vi khuẩn lao có kháng thuốc không? Vẫn còn 13% BN sưng hạch lớn hơn sau khi kết thúc điều trị, 4% phải mổ cắt sẹo tạo hình lại [2]. Chẩn đoán bằng phương pháp PCR qua FNA có giá trị 64 % phát hiện MTB, là tiêu chuẩn vàng để biết có kháng thuốc hay không. Phát hiện kháng thuốc sau khi đã điều trị phác đồ hàng 1 nhiều tháng hoặc đủ 12 tháng gây nhiều tổn hại cho người bệnh. Đồng thời, hạch áp xe hóa, viêm mủ trong quá trình điều trị gây hoại tử da, rò mủ kéo dài lần lượt từng hạch. Nếu không được can thiệp phẫu thuật, hậu quả da sẹo xấu, co rúm ảnh hưởng đến tâm lý, tâm thần người bệnh với cộng đồng[1-3]. Phát hiện kháng thuốc lao sớm, và chủ động phẫu thuật nạo viêm, cắt bỏ tổ chức hoại tử giúp liền vết thương sớm mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh là mục tiêu của nghiên cứu này.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com