VAI TRÒ SIÊU ÂM DOPPLER EO ĐỘNG MẠCH CHỦ TIÊN ĐOÁN TOAN HÓA MÁU CỦA THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG

VAI TRÒ SIÊU ÂM DOPPLER EO ĐỘNG MẠCH CHỦ TIÊN ĐOÁN TOAN HÓA MÁU CỦA THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG

VAI TRÒ SIÊU ÂM DOPPLER EO ĐỘNG MẠCH CHỦ TIÊN ĐOÁN TOAN HÓA MÁU CỦA THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG
Nguyễn Xuân Trang1, Nguyễn Long1, Võ Minh Tuấn2
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Các chỉ số Doppler dòng máu thai nhi giúp theo dõi và quyết định thời điểm chấm dứt thai kỳ khi phát hiện bị toan hóa máu ở những thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Cùng với Doppler động mạch (ĐM) rốn, ĐM não giữa và ống tĩnh mạch, eo động mạch chủ cũng có giá trị tiên lượng cho kết cục chu sinh bất lợi ở thai chậm tăng trưởng trong tử cung.

Mục tiêu: Xác định vai trò tiên đoán thai suy của Doppler eo động mạch chủ trong nhóm thai chậm tang trưởng trong tử cung.

Đối tượng – Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Lấy mẫu toàn bộ từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 8 năm 2020. Thực hiện siêu âm Dopler eo động mạch chủ các trường hợp thai chậm tăng trưởng trong tử cung có chỉ định chấm dứt thai kỳ. Trẻ sau sinh sẽ được đánh giá bảng điểm APGAR và xét nghiệm pH máu ĐM rốn để đánh giá tình trạng toan hóa máu.

Kết quả: Sau 5 tháng điều trị và theo dõi đầy đủ được 42 trường hợp, kết cục chu sinh bất lợi: pH máu ĐM rốn ≤7,1 chiếm 7,1% (3/42), pH trên 7,1 đến ≤7,2 chiếm 11,9% (5/42), pH trên 7,2 đến dưới 7,3 chiếm 42,9% (18/42), có 5/42 trường hợp tử vong ngay sau sinh/ MLT, 2 TH tử vong sau 2 tuần. Trước sinh PI eo ĐM chủ bất thường chiếm 11,9%, IFI eo ĐM chủ bất thường (giảm ≤1) chiếm 33,3%. Trong dự báo pH máu ĐM rốn ≤7,2 độ nhạy của IFI eo ĐM chủ là 87,5% (KTC 95% 47,3-99,6); giá trị tiên đoán dương là 50,0% (KTC 95% 32,9 – 67,0); và giá trị tiên đoán âm là 96,4%.

Kết luận: PI và IFI eo ĐM chủ có giá trị trong tiên đoán kết cục chu sinh bất lợi ở thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Có thể áp dụng các giá trị bất thường PI và IFI eo ĐM chủ để có thời điểm chấm dứt thai kỳ thích hợp, tuy nhiên cần các nghiên cứu can thiệp lớn hơn.

Tại bệnh viện Từ Dũ, thai chậm tăng trưởng vẫn là một vấn đề sản khoa thường gặp và gây khó khăn trong chẩn đoán và xử trí. Khoa Sản A bệnh viện Từ Dũ hiện đang là nơi tập trung điều trị cho các thai kỳ có bệnh lý như tiền sản giật, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, đái tháo đường và thai, nhau tiền đạo nhau cài răng lược, ối vỡ non, Năm 2019, tổng số phụ điều trị tại khoa Sản A là 36.285, trong đó có 1.929 trường hợp thai chậm tăng trưởng trong tử cung cần phải chấm dứt thai kỳ. Bệnh viện Từ Dũ đã đưa ra phác đồ chẩn đoán và xử trí những trường hợp thai chậm tăng trưởng trong tử cung tại bệnh viện. Phác đồ thai chậm tăng trưởng cập nhật mới nhất là vào ngày 6 tháng 9 năm 2019, đã đưa các tiêu chuẩn chẩn đoán thai chậm tăng trưởng mới nhất và phần xử trí đã phân theo chẩn đoán thai chậm tăng trưởng khởi phát sớm hay muộn, cũng như cập nhật thêm giá trị các kết quả của siêu âm Doppler ống tĩnh mạch, chỉ số não nhau CPR, CTG điện toán và eo động mạch chủ .

 

VAI TRÒ SIÊU ÂM DOPPLER EO ĐỘNG MẠCH CHỦ TIÊN ĐOÁN TOAN HÓA MÁU CỦA THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG

Leave a Comment