Vai trò tư vấn của điều dưỡng trong kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện huyện Lục Ngạn

Vai trò tư vấn của điều dưỡng trong kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện huyện Lục Ngạn

Vai trò tư vấn của điều dưỡng trong kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện huyện Lục Ngạn.

So sánh kết quả kiểm soát huyết áp sau 03 tháng giữa nhóm bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị thường quy với nhóm điều trị thường quy kèm thêm tư vấn của điều dưỡng tại Bệnh viện huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp có đối chứng với thời gian theo dõi 03 tháng tại bệnh viện huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. 170 bệnh nhân THA đang được điều trị ngoại trú và huyết áp chưa được kiểm soát được (≥ 140/90 mmHg) được phân vào 2 nhóm, nhóm can thiệp tư vấn của điều dưỡng (85 bệnh nhân) và nhóm chăm sóc thường quy (85 bệnh nhân). BN nhóm can thiệp tái khám định kỳ theo thường quy và được điều dưỡng tư vấn 1 tháng một lần, nội dung bao gồm: đo HA, đánh giá thực hành thay đổi lối sống, ước tính tuân thủ thuốc và giáo dục cho bệnh nhân về bệnh tật, cách điều trị và thay đổi lối sống thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi KAP (đánh giá hiểu biết và thực hành lối sống), thang điểm Morisky 8 câu hỏi (để đánh giá tuân thủ điều trị), bộ tranh lật (để tư vấn sâu cho bệnh nhân nhóm can thiệp). Bệnh nhân nhóm chứng được tái khám định kỳ như thường quy mà không có sự tư vấn của điều dưỡng. Kết cục chính là sự khác biệt về huyết áp giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng tại thời điểm theo dõi 03 tháng.

Kết quả: Sau 03 tháng can thiệp, tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu ở nhóm can thiệp là 45.9%, cao hơn ở nhóm chứng (36.5%), tuy nhiên khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê, p > 0.05. Ở nhóm can thiệp, huyết áp tâm thu và tâm trương trung bình sau can thiệp lần lượt là 142,4 ± 16,9 mmHg và 78,9 ± 11,8 mmHg, thấp hơn so với huyết áp tâm thu và tâm trương trung bình trước khi can thiệp là 156,9 ± 9,5 mmHg và 82,6 ± 11,0 mmHg, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Ở nhóm can thiệp tỷ lệ tuân thủ điều trị tính theo thang điểm Morisky từ 70,6% trước can thiệp tăng lên 91,8% sau can thiệp, ở nhóm chứng tỷ lệ này tăng lên không đáng kể sau can thiệp (88,8% so với 81,2%), p > 0.05.

Kết luận: Tư vấn của điều dưỡng đã làm giảm huyết áp tâm thu và tâm trương nhiều hơn so trước can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Đồng thời, sự can thiệp làm tăng tuân thủ điều trị của bệnh nhân THA không kiểm soát được so với nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Từkhóa:Tăng huyết áp, tuân thủ.

ĐẶT VẤN ĐỀ

THA là yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới1. Kiểm soát tốt HA sẽ rất có hiệu quả và hạn chế được các biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tử vong do THA gây ra. Tuy vậy hiện nay tỷ lệ bệnh nhân THA được điều trị nhưng không kiểm soát được HA còn rất cao. Tại Bắc Mỹ, một nửa số bệnh nhân THA vẫn không kiểm soát được huyết áp2. Một tỷ lệ tương tự đã được tìm thấy ở Thụy Sĩ3. Tỷ lệ này tại Việt Nam là 10,7% (4).

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát huyết áp, trong đó có yếu tố quan trọng là sự kém hiểu biết của người bệnh và kém tuân thủ điều trị. Các nghiên cứu cho thấy số bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt chưa đến 50%5.

Do số lượng bệnh nhân THA nhiều, tình trạng thiếu bác sĩ ở các tuyến từ trung ương đến địa phương cũng như khối lượng công việc lâm sàng bận rộn nên các bác sĩ thường không đủ thời gian để tư vấn, giải thích cho bệnh nhân.

Các điều dưỡng, thông qua hoạt động tư vấn thay đổi lối sống và giáo dục sức khỏe, cho thấy rất hữu ích cho việc quản lý các bệnh mạn tính, trong đó có THA. Giáo dục của điều dưỡng tập trung vào tăng tuân thủ thuốc giúp cải thiện kiểm soát THA lâu dài ở bệnh nhân THA không kiểm soát được.

Ở Việt Nam, các mô hình quản lý THA chỉ mới tập trung vào bác sĩ, chưa có nghiên cứu về vai trò của điều dưỡng phối hợp với bác sĩ trong quản lý bệnh nhân THA. Do đó chúng tôi đã triển khai nghiên cứu này với mục tiêu:

Mục tiêu nghiên cứu:

So sánh kết quả kiểm soát huyết áp giữa hai nhóm bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị thường quy có hoặc không có tư vấn của điều dưỡng tại Bệnh viện huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11/2020 đến tháng 03/2021, tại Bệnh viện huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.

Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân THA được theo dõi điều trị liên tục ít nhất 03 tháng tại BV mà chưa đạt huyết áp đích (2 lần khám liên tiếp trong 2 tháng trước can thiệp có huyết áp ≥ 140/90 mmHg), đang dùng ít nhất 1 loại thuốc hạ huyết áp, tuổi từ 18 tuổi trở lên, có đủ hồ sơ nghiên cứu, liên lạc được qua điện thoại và đồng ý tham gia nghiên cứu. Loại ra khỏi nghiên cứu các bệnh nhân: Không thể hiểu mục đích nghiên cứu, không đồng ý tham gia nghiên cứu, có biến chứng hoặc các bệnh nội khoa cấp tính, phải nhập viện, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment