VI KHUẨN HỌC CỦA NHIỄM TRÙNG VẾT LOÉT BÀN CHÂN Ở NHÓM BỆNH NHÂN THÁO ĐƯỜNG TÍP 2

VI KHUẨN HỌC CỦA NHIỄM TRÙNG VẾT LOÉT BÀN CHÂN Ở NHÓM BỆNH NHÂN THÁO ĐƯỜNG TÍP 2

VI KHUẨN HỌC CỦA NHIỄM TRÙNG VẾT LOÉT BÀN CHÂN Ở NHÓM BỆNH NHÂN THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 < 60 VÀ ≥ 60 TUỔI.

Phan Thị Kim Ngân*, Nguyễn Thị Bích Đào**
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Xác định và so sánh đặc điểm vi khuẩn học của nhiễm trùng vết loét bàn chân ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 < 60 và ≥ 60 tuổi.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang. Đối tượng là những bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có nhiễm trùng trùng vết loét bàn chân tại khoa Nội Tiết bệnh viện Chợ Rẫy từ 09/2013 đến 03/2014. Mẫu cấy được phân lập vi khuẩn hiếu khí, kị khí và kháng sinh đồ sau khi vào khoa và trước khi sử dụng kháng sinh. Phân lập vi khuẩn kị khí khi lâm sàng có một trong những dấu hiệu sau: sờ có dấu lép bép dưới da, có mùi hôi như mùi lưu huỳnh, vết thương có nhiều mô hoại thư hoặc có dịch tiết màu đen. Mẫu cấy vi khuẩn hiếu khí được thu thập bằng que cấy và vi khuẩn kị khí thu thập bằng kim hút.

Kết quả: Có 148 bệnh nhân loét nhiễm trùng bàn chân ĐTĐ, 70 bệnh nhân < 60 tuổi (47,3%) và 78 bệnh nhân ≥ 60 tuổi (52,7%) (P >0,05). Thời gian ĐTĐ trung bình ở nhóm < 60 tuổi là 8 năm và ở nhóm ≥ 60 tuổi là 10 năm (P >0,05). Tỉ lệ HbA1c ≥ 7,5% ở nhóm < 60 và ≥ 60 tuổi là: 81,4% và 92,3% (P =0,02). Tỉ lệ tắc hẹp động mạch chi dưới trên siêu âm ở nhóm < 60 và ≥ 60 tuổi: 40% và 57,7% (P =0,04). Số lượng vi khuẩn trung bình/mỗi mẫu cấy ở nhóm < 60 và ≥ 60 tuổi lần lượt là: 1,33 ± 0,53 và 1,27 ± 0,45 (P >0,05). Tỉ lệ các loại vi khuẩn thường gặp nhất theo thứ tự ở nhóm < 60 tuổi là: Staphylococcus sp (26,9%), E. coli (21,5%), Enterococcus sp (11,8%); và ở nhóm ≥ 60 tuổi là Staphylococcus sp (34,7%); E. coli (15,3%), Klebsiella sp (11,2%) (P >0,05). Vi khuẩn kị khí phân lập được ở 3 bệnh nhân. Ở cả 2 nhóm bệnh nhân, đa số Staphylococcus sp nhạy Vancomycin, Teicoplanin, Fosfomycin (P >0,05); đa số E. coli nhạy nhóm Carbapenems, Sulbactam/Cefoperazone, Amikacin và phần lớn E.coli kháng nhóm Fluroquinolons (P >0,05). Đa số Klebsiella sp nhạy nhóm Carbapenems, cefepim và Amikacin ở cả 2 nhóm bệnh nhân (P >0,05). Tỉ lệ Klebsiella sp nhạy cảm Sulbactam/Cefoperazone ở nhóm < 60 và ≥ 60 tuổi lần lượt là: 57,1% và 81,3% (P = 0,03). Tỉ lệ kháng sinh theo kinh nghiệm phù hợp với kết quả kháng sinh đồ ở nhóm < 60 và ≥ 60 tuổi lần lượt là: 45,2% và 69,7% (p =0,001).

Kết luận: Phần lớn nhiễm trùng bàn chân ĐTĐ xảy ra ở bệnh nhân ≥ 60 tuổi. Đa số bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém. Nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi kiểm soát đường huyết kém hơn so với nhóm < 60 tuổi. Ở cả 2 nhóm bệnh nhân, vi khuẩn thường gặp nhất theo thứ tự là Staphylococcus sp và E. coli; kế đến là Enterococcus sp và Klebsiella sp. Vi khuẩn kị khí phân lập được rất ít. Ở cả 2 nhóm tuổi, đa số Staphylococcus sp nhạy Vancomycin, Teicoplanin, Fosfomycin và E.coli nhạy với nhóm Carbapenems, Sulbactam/Cefoperazone, Amikacin. Ở nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi, Klebsiella sp nhạy cảm với Sulbactam/Cefoperazone hơn so với nhóm < 60 tuổi. Kháng sinh sử dụng theo kinh nghiệm không phù hợp với kết quả kháng sinh đồ chiếm tỉ lệ khá cao. Nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi có sự phù hợp kháng sinh theo kinh nghiệm với kết quả kháng sinh đồ hơn so với nhóm < 60 tuổi.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment