Viêm phổi liên quan thở máy ở bệnh nhân sau mổ tim mở tại khoa hồi sức ngoại bệnh viện nhi trung ương
Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ viêm phổi liên quan thở máy (VAP), căn nguyên vi khuẩn và các yếu tố ảnh hưởng đến VAP ở bệnh nhân sau mổ tim mở. Có 16 bệnh nhân VAP trong 125 bệnh nhân mổ tim mở, chiếm 12,8%. Tỷ suất mới mắc VAP là 24,5/103 ngày thở máy. Nguy cơ mắc VAP ngày thứ 2 tăng 8,9%; ngày thứ 3,4 là 14,5%; ngày thứ 5,6 là 18,46%; ngày thứ 7 đến ngày thứ 18 là 22,5%; từ ngày 20 là 48,51%. Tỷ lệ tử vong do VAP trong số bệnh nhân sau mổ tim 1,6%. Phân lập được 8 loại vi khuẩn gây bệnh: Klebsiella pneumonia (37,5%), Pseudomonas aeruginosa (12,5%), Acinobacter baumanii (12,5%), Staphyloccocus aureus (12,5%), Escherichia coli (12,5%), Stenotrophomonas maltophilia (12,5%). Các yếu tố liên quan tới VAP bao gồm tuổi, cân nặng, thời gian thở máy, thời gian lưu catheter tĩnh mạch trung tâm, thời gian lưu dẫn lưu trung thất, thời gian nằm hồi sức, dùng giãn cơ, truyền máu, đặt lại nội khí quản, để hở xương ức.
Viêm phổi liên quan thở máy (ventilator – associated pneumonia – VAP) là nguyên nhân phổ biến nhất trong nhiễm khuẩn bệnh viện ở những trẻ bị bệnh nặng và là nguyên nhân phổ biến thứ hai sau nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em nói chung ]. Những bệnh nhân được hô hấp hỗ trợ bằng máy thở có tỷ lệ viêm phổi cao hơn 6-20 lần so với bệnh nhân không thở máy nằm trong đơn vị hồi sức [1].
Các nhà phẫu thuật tim mạch cảnh báo rằng trẻ em sau mổ tim mở có nguy cơ cao viêm phổi liên quan thở máy và có khả năng tăng nguy cơ kháng thuốc đối với vi khuẩn [3]. Những nghiên cứu gần đây cho thấy tần suất viêm phổi liên quan thở máy ở những trẻ sau mổ tim mở từ 9 – 21% và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở nhóm bệnh nhân này [4, 5].
Nhằm xác định sớm để tăng cường hiệu quả điều trị và phòng tránh VAP, đặc biệt ở những trẻ em sau mổ tim mở, đề tài được thực hiện với mục tiêu: xác định tỷ lệ VAP, căn nguyên vi khuẩn gây bệnh và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến viêm phổi liên quan thở máy ờ bệnh nhân sau mổ tim mở.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm 125
trẻ dưới 15 tuổi được phẫu thuật tim mở tại bệnh viện Nhi Trung ương. Những bệnh nhân này không bị viêm phổi và không thở máy trước phẫu thuật.
Viêm phổi do thở máy được xác định bằng bảng điểm CPIS (clinical pulmonary infection score) do Pugin và cộng sự đưa ra nghiên cứu và ứng dụng năm 1991 [6]. Những bệnh nhân có điểm CPIS s 6 được chẩn đoán là có VAP.
2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập tiến cứu, các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, các đối tượng nghiên cứu được theo dõi từ khi sau mổ chuyển ra HSN đến khi ra khỏi khoa để phát hiện VAP. Số liệu được thu thập theo mẫu bệnh án thống nhất. Thời gian thực hiện từ tháng 4 – 2011 tới tháng 9 – 2011.
Phân tích kết quả.
3. Xử lý số liệu: theo chương trình STATA 11. So sánh 2 số trung bình bằng kiểm định t. So sánh 2 tỷ lệ bằng kiểm định X2 hoặc kiểm định chính xác của Fisher. Liên quan giữa VAP và các yếu tố khác được phân tích bằng hồi quy Logistic.
III. KÉT QUẢ
Từ tháng 4/2011 đến tháng 9/2011 có 125 bệnh nhân được phẫu thuật tim mở, chuyển ra khoa hồi sức ngoại và được thở máy hỗ trợ, tất cả những bệnh nhân này được chia thành 2 nhóm VAP và không VAP.
Có 16 bệnh nhân VAP chiếm tỷ lệ 12,8%. Tỷ suất mới mắc VAP ở bệnh nhân sau mổ tim mở là 24,5/103 ngày thở máy (16 bệnh nhân trên tổng số 653,06 ngày thở máy).
Tỷ suất mới mắc tích lũy: Trong nghiên cứu thấy nguy cơ mắc VAP ngày thứ 2 tăng 8,9%; ngày thứ 3,4 là 14,5%; ngày thứ 5,6 là 18,46%; ngày thứ 7 đến ngày thứ 18 là 22,5%; từ ngày 20 là 48,51%.
Tỷ lệ tử vong: Trong nghiên cứu có 2 bệnh nhân tử vong do VAP, chiếm tỷ lệ 1,6%.
Vi khuẩn: Phân lập được 8 vi khuẩn gây bệnh, tỷ lệ vi khuẩn Gram (+) 12,5%, vi khuẩn Gram (-) 87,5%, trong đó Klebsiella pneumonia 37,5%
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích