XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ, MỐI LIÊN QUAN, TƯƠNG QUAN GIỮA NT-proBNP HUYẾT TƯƠNG VÀ MỨC ĐỘ, HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ, MỐI LIÊN QUAN, TƯƠNG QUAN GIỮA NT-proBNP HUYẾT TƯƠNG VÀ MỨC ĐỘ, HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ, MỐI LIÊN QUAN, TƯƠNG QUAN GIỮA NT-proBNP HUYẾT TƯƠNG VÀ MỨC ĐỘ, HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH
Cao Trường Sinh1, Nguyễn Ngọc Quý1
1 Trường Đại học Y khoa Vinh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Xác định nồng độ, mối liên quan, tương quan giữa NT-proBNP huyết tương với mức độ, giai đoạn suy tim và hình thái, chức năng thất trái. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 109 bệnh nhân được chẩn đoán suy tim theo tiêu chuẩn ESC 2016, tuổi trung bình 76,17 ± 12,18. Được khám lâm sàng, siêu âm tim và làm xét nghiệm NT-proBNP đánh giá mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương với mức độ, giai đoạn suy tim và hình thái, chức năng thất trái. Kết quả: Nồng độ NT-proBNP trung bình ở bệnh nhân suy tim là 6839,06 ± 644,51 pg/ml. Nồng độ NT-proBNP có liên quan đến độ năng suy tim theo phân loại NYHA, ACC/AHA với sự khác biệt giữa các mức độ suy tim có ý nghĩa thống kê p< 0.001. Nồng độ NT-proBNP và các chỉ số hình thái thất trái (LVDd, LVM, LVMI) có mối tương quan thuận với hệ số tương quan lần lượt là r = 0,772, r = 0,793, r = 0.722; p < 0.001. Nồng độ NT-proBNP và phân suất tống máu thất trái có sự tương quan nghịch với tỷ số tương quan r = -0,748, p < 0.001. Kết luận: Nồng độ NT-proBNP có liên quan đến độ năng suy tim theo phân loại NYHA, ACC/AHA, có tương quan thuận giữa nồng độ NT-proBNP với hình thái thất trái và tương quan nghịch với chức năng thất trái.

Suy tim là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý tim mạch. Tại Mỹ, hiện nay ước tính có khoảng 5 triệu người được chẩn đoán suy tim và hàng năm có thêm khoảng 550.000 trường hợp suy tim mới mắc [2].Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị suy tim, song tỷ lệ tử vong trong 1 năm và 5 năm vẫn còn khá cao với tỷ lệ tương ứng 30%, 50%. Trong nghiên cứu EVEREST có 46% bệnh nhân  suy  tim  nhập  viện  vì  tình  trạng  suy  tim nặng lên, và trong các nguyên nhân tử vong có 41% là do suy tim, 26% là do đột tử [3]. Từ  năm  2002  FDA  cho  phép  sử  dụng  NT-proBNP để chẩn đoán suy tim và theo lược đồ chẩn đoán suy tim ESC2016 siêu âm tim là một xét  nghiệm  thăm  đò  không  thể  thiếu  để  chẩn đoán suy tim. Hiện nay chưa có nhiều các nghiên cứu đánh giá mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương và các chỉ số trên siêu âm tim đặc biệt là chỉ số hình thái thất trái và phânsuất tống máu thất trái

Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Mạnh Hùng và các cộng sự (2019),“Lâm sàng tim mạch học”, Viện tim mạch Việt Nam, 1st, pp. 1-7. 
2. GBD 2015 disease and injury incidence and prevalence collaborators (8 october 2016), “Global, regional, and nation incidence, prevalence, and years lived with disability for 310 diseases and injuries, 1990-2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015”, Lancet, 388 (10053), 1545-1602. Doi: 10.1016/S0140-6736(16) 31678-6. 
3. Phạm Thắng, Tạ Mạnh Cường, Phan Thanh Nhung (2010), “Nghiên cứu nồng độ B-type Natriuretic Peptide huyết tương của bệnh nhân suy tim mạn tính”. Y học Việt Nam, số 1 tháng 4 năm 2010; pp. 51-56. 
4. Phạm Thắng, Tạ Mạnh Cường, Phan Thanh Nhung (2010), “Nghiên cứu nồng độ B-type Natriuretic Peptide huyết tương của bệnh nhân suy tim mạn tính”. Y học Việt Nam, số 1 tháng 4 năm 2010; pp. 51-56. 
5. Mahmood, Levy, Vasan, Wang (2013), “The Framingham Heart Study and the epidemiology of cardiovascular disease: a historical perspective”, Lancet, 383(9921), 999-1008. 
6. Hoàng Anh Tiến, Huỳnh Văn Minh, Lê Thị Phương Anh, Phạm Như Thế (2006), “Đánh giá sự biến đổi NT-proBNP ở đợt cấp bệnh nhân suy tim mạn”, Tạp chí tim mạch Việt Nam, số 43, tháng 3 năm 2006. 
7. Phạm Vũ Thu Hà (2012), “ Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ NT-proBNP huyết tương ở bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính” 
8. Châu Trần Phương Tuyến, Đinh Minh Tân (2010), “Khảo sát hình thái và chức năng tâm trương thất trái bằng siêu âm tim ở bệnh nhân có tuổi đái tháo đường type 2” 
9. Angela Yee- Moon Wang, Christopher Wai- Kei Lam, et al (2007), “N-Terminal Pro-Brain Natriuretic Peptide: An Independent Risk Predictor of Cardiovascular Congestion, Mortality, and Adverse Cardiovascular Outcomes in Chronic Peritoneal Dialysis Patients”, JASN 2007; 18 pp 321-330. 

https://thuvieny.com/xac-dinh-nong-do-moi-lien-quan-tuong-quan-giua-nt-probnp-huyet-tuong-va-muc-do-hinh-thai/

Leave a Comment