Xác định tỷ lệ cận thị, một số yếu liên quan và hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe ở học sinh trung học cơ sở thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (2019 – 2020)

Xác định tỷ lệ cận thị, một số yếu liên quan và hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe ở học sinh trung học cơ sở thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (2019 – 2020)

Luận án tiến sĩ y học Xác định tỷ lệ cận thị, một số yếu liên quan và hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe ở học sinh trung học cơ sở thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (2019 – 2020).,Cận thị ngày càng tăng và được coi là vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Cận thị không được điều trị là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy giảm thị lực ở trẻ em, có tác động rất lớn đến giáo dục, chất lượng cuộc sống và kinh tế xã hội. Với đặc điểm khởi phát sớm và tính chất tiến triển của cận thị trong quá trình đi học, trẻ em có nhiều nguy cơ phát triển các biến chứng dẫn đến suy giảm thị lực vĩnh viễn [1], [2], [3].
Tỷ lệ cận thị thay đổi tùy theo khu vực trên thế giới, tỷ lệ cận thị hiện mắc cao ở Châu Á và thấp ở Châu Phi [2]. Tại Đông Á và Đông Nam Á, như Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, cận thị được coi là một “bệnh dịch”, tỷ lệ mắc ở lứa tuổi thanh niên khoảng 80-90% [3]. Uớc tính sẽ có khoảng 50% dân số toàn cầu mắc cận thị vào năm 2050 [4].


Tại Việt Nam, cận thị cũng đang được xem là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng [5], [6]. Năm 2014, tỷ lệ cận thị là 20,5% [7], tính đến năm 2017 tỷ lệ này đã tăng lên 24,6%. Trong đó, tỷ lệ cận thị ở thành thị là 41,9 % và ở nông thôn là 14,3 % [5].
Nguyên nhân của cận thị hiện nay vẫn chưa rõ ràng [8], [9]. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em có bố mẹ bị cận thị thì có khả năng bị cận thị nhiều hơn [8], [10]. Mặt khác, tỷ lệ cận thị tăng nhanh ở các nước có hệ thống giáo dục chuyên sâu và cạnh tranh cao cho thấy có tác động của các yếu tố môi trường như: tăng thời gian công việc nhìn gần, thiếu hoạt động tiếp xúc với ánh sáng ngoài trời, yếu tố kinh tế xã hội và quá trình đô thị hóa [11], [12], [13].
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng cận thị ở học sinh trung học cơ sở [7], [14], [15] nhăm phát hiện trẻ mắc cận thị để chỉnh kính, kiến nghị một số giải pháp can thiệp cộng đồng như GDSK, đảm bảo điều kiện vệ sinh học đường, nhăm thay đổi hành vi chăm sóc mắt từ đó góp phần hạ thấp tỷ lệ mắc cận thị [14], [16], [17].2
Tuy nhiên, tỷ lệ mắc cận thị ở trẻ em ngày vẫn tăng [5], [18], [19]. Thực trạng này đặt ra vấn đề có phải do cách thực hiện các chương trình chưa phù hợp hay do kiến thức, hành vi phong ngừa cận thị của học sinh chưa cao? Ngoài ra các yếu tố nguy cơ và dự phong cận thị học đường của học sinh lại phụ thuộc rất nhiều đến môi trường học tập, các biện pháp giáo dục của nhà trường.
Can thiệp dựa trên trường học có thể tạo ra môi trường bảo vệ nguy cơ cận thị cho học sinh như: giảm các hành vi nhìn gần, tăng thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời [20], [21]. Các nghiên cứu đã chỉ ra răng học sinh được TT-GDSK thích hợp liên quan đến sức khỏe thị giác và phòng ngừa cận thị thì chúng có kiến thức đúng và có thể phát triển các kỹ năng thực hành,thay đổi các hành vi phòng ngừa cận thị [14], [18], [22].
Thị xã Hoàng Mai trực thuộc tỉnh Nghệ An, năm ở đồng băng ven biển, điều kiện kinh tế chủ yếu nông và ngư nghiệp. Trong những năm gần đây quá trình đô thị hoá tại đây cũng diễn ra mạnh mẽ. Mặc dù cận thị học đường cũng là mối quan tâm tại địa phương, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này trên địa bàn thị xã Hoàng Mai để trả lời cho các câu hỏi như: tỷ lệ cận thị của học sinh trung học cơ sở tại đây là bao nhiêu? Những yếu tố nào liên quan cận thị? Biện pháp can thiệp nào có thể phòng ngừa cận thị cho học sinh trung học cơ sở? Trước tính cấp thiết của vấn đề cận thị học đường tại Thị Xã Hoàng Mai chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Xác định tỷ lệ cận thị, một số yếu liên quan và hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe ở học sinh trung học cơ sở thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (2019 – 2020).
Với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan mắc cận thị ở học sinh trung học cơ sở thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An năm 2019
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi đối với tỷ lệ mắc mới và sự tiến triển cận thị (2019 – 2020)

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………… i
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………………….. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………..iii
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………………………………. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ………………………………………………………………….viii
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………… 3
1.1. Một số khái niệm và phân loại cận thị ………………………………………………. 3
1.1.1. Khái niệm cận thị ………………………………………………………………………… 3
1.1.2. Phân loại cận thị …………………………………………………………………………. 4
1.2. Tỷ lệ cận thị trên thế giới và Việt Nam……………………………………………… 5
1.2.1. Tỷ lệ cận thị trên thế giới ……………………………………………………………… 5
1.2.2. Tỷ lệ cận thị tại Việt Nam……………………………………………………………… 8
1.3. Đặc điểm phát triển và tiến triển cận thị ………………………………………….. 10
1.3.1. Quá trình chính thị hóa và phát triển bình thường của nhãn cầu…….. 10
1.3.2. Đặc điểm cận thị khởi phát …………………………………………………………. 11
1.3.3. Đặc điểm tiến triển cận thị………………………………………………………….. 12
1.4. Các yếu tố liên quan đến cận thị …………………………………………………….. 13
1.4.1.Yếu tố gia đình …………………………………………………………………………… 14
1.4.2. Yếu tố về tuổi…………………………………………………………………………….. 15
1.4.3. Giới tính …………………………………………………………………………………… 15
1.4.4. Yếu tố chủng tộc………………………………………………………………………… 16
1.4.5. Yếu tố môi trường………………………………………………………………………. 16
1.5. Các biện pháp kiểm soát cận thị……………………………………………………… 26
1.5.1. Các can thiệp giáo duc và thay đổi hành vi và lối sống ………………….. 26
1.5.2. Kính gọng …………………………………………………………………………………. 28v
1.5.3. Kính tiếp xúc …………………………………………………………………………….. 28
1.5.4. Can thiệp bằng thuốc …………………………………………………………………. 29
1.6. Truyền thông – giáo dục sức khỏe về cận thị học đường……………………. 30
1.6.1. Khái niệm truyền thông – giáo duc sức khỏe …………………………………. 30
1.6.2. Truyền thông – giáo duc sức khỏe trong trường học………………………. 30
1.6.3. Các mô hình truyền thông – giáo duc sức khỏe cận thị học đường…… 32
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 36
2.1. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu mục tiêu 1 ………………………………. 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 36
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………… 36
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 38
2.1.4. Nội dung nghiên cứu ………………………………………………………………….. 40
2.1.5. Định nghĩa biến số, chỉ số và phương pháp đo lường…………………….. 41
2.1.6. Các kỹ thuật và cách thức tiến hành…………………………………………….. 43
2.2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu mục tiêu 2 ………………………………. 47
2.2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu…………………………………………………… 47
2.2.2. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………. 47
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 48
2.2.4. Nội dung nghiên cứu ………………………………………………………………….. 49
2.2.5. Định nghĩa biến số, chỉ số và phương pháp đo lường…………………….. 50
2.2.6. Phương pháp tổ chức, tiến hành và đánh giá can thiệp ………………….. 52
2.3. Công cụ thu thập số liệu………………………………………………………………… 57
2.4. Sai số và hạn chế sai số…………………………………………………………………. 58
2.5. Cách thức thu thập, phân tích và xử lý số liệu………………………………….. 58
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………… 60
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 62
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………… 62
3.2 Tình hình cận thị của học sinh trung học cơ sở …………………………………. 63
3.3. Xác định một số yếu tố liên quan đến cận thị…………………………………… 69
3.3.1. Các tiêu chí lựa chọn cho nhom cận thị và nhom không cận thị………. 69
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến cận thị…………………………………………………. 70
3.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu can thiệp……………………………………………. 78vi
3.4.1. Đặc điểm chung các nhóm nghiên cứu can thiệp …………………………… 79
3.4.2. Hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe……………………………………… 84
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 94
4.1. Tỷ lệ cận thị và các yếu tố liên quan……………………………………………….. 94
4.1.1. Về đặc điểm chung trên đối tượng nghiên cứu ………………………………. 94
4.1.2. Về tỷ lệ cận thị ở đối tượng nghiên cứu ………………………………………… 95
4.1.3. Các yếu tố liên quan đến cận thị………………………………………………… 102
4.2. Hiệu quả can thiệp giáo dục sức khỏe đối với cận thị học đường ……… 111
4.2.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu can thiệp …………………………. 111
4.2.2. Đánh giá công tác can thiệp ……………………………………………………… 112
4.2.3. Tác động của can thiệp thay đổi kiến thức và hành vi ………………….. 113
4.2.4. Tác động của can thiệp thay đổi hành vi đối với tỷ lệ mắc mới và tiến
triển cận thị ……………………………………………………………………………………… 119
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ……………………………………………………… 125
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 126
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………… 128
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC,…………………. 129
Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN………………………………………… 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ ……… 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………….. 131vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ quang học mắt cận thị……………………………………………………. 3
Hình 1.2. Tỷ lệ cận thị từ 2010 dự báo đến 2050, (Nguồn dẫn; Myopia
Institute, Flitcroft et al 2019)…………………………………………………… 5
Hình 2.1. Vị trí địa lý của Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An ……………………. 37
Hình 2.2 Khoảng cách Harmon…………………………………………………………….. 55
Hình 2.3. Đánh giá hiệu quả của can thiệp qua so sánh biến đổi do can thiệp
(nhóm can thiệp) và những biến đổi không do can thiệp (nhóm
chứng) ………………………………………………………………………………… 57
Hình 2.4. Sơ đồ nghiên cứu………………………………………………………………….. 61
Hình 3.1. So sánh tỷ lệ mắc cận thị (điều chỉnh theo giới) theo khối lớp (mô
hình hồi quy logistic) ……………………………………………………………. 64
Hình 3.2. Phân bố độ cầu tương đương ở mắt phải của 260 học sinh ………… 66
Hình 3.3. Phân bố độ cầu tương đương ở mắt trái của 261 học sinh………….. 67
Hình 3.4. Phân loại thị lực từng mắt ở học sinh cận thị……………………………. 68
Hình 3.5. Dự báo xác suất mắc cận thị học sinh theo số giờ hoạt động ngoài
trời……………………………………………………………………………………… 78
Hình 3.6. Tỷ lệ cận thị của 2 nhóm trước can thiệp…………………………………. 79
Hình 3.7. Thay đổi kiến thức, hành vi qua các nguồn thông tin khác nhau … 91
Hình 3.8. Sự thay đổi độ cầu tương đương 2 nhóm sau can thiệp……………… 93viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu xác định tỷ lệ…………………….. 41
Bảng 2.2. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích . 42
Bảng 2.3. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích . 43
Bảng 2.4. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu can thiệp…………………………… 50
Bảng 3.1. Số lượng học sinh được khám theo trường và theo giới ……………. 62
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo khối lớp (tuổi)…………………… 63
Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ cận thị học sinh theo trường và cận thị chung………. 63
Bảng 3.4. Phân bố tỷ lệ cận thị theo khối lớp ở đối tượng nghiên cứu ………. 64
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ cận thị theo giới tính ở đối tượng nghiên cứu ………. 65
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc cận thị của học sinh theo đặc điểm cận thị……………….. 65
Bảng 3.7. Phân loại mức độ cận thị theo giá trị độ cầu tương đương…………. 66
Bảng 3.8. Thị lực hiện tại ở mắt tốt hơn của tổng số học sinh khám và học
sinh cận thị ………………………………………………………………………… 67
Bảng 3.9. Tổng số học sinh cận thị cần chỉnh kính ở đối tượng nghiên cứu.. 69
Bảng 3.10. Phân bố các cặp nghiên cứu mô tả có phân tích……………………… 69
Bảng 3.11. Tổng số giờ các hoạt động mỗi tuần……………………………………… 70
Bảng 3.12. Liên quan giữa cận thị và thời gian hoạt động ngoài trời…………. 71
Bảng 3.13. Liên quan giữa cận thị và số giờ đọc, viết trong nhà ………………. 72
Bảng 3.14. Liên quan giữa cận thị với thời gian sử dụng máy tính, điện thoại
và ti vi ………………………………………………………………………………. 72
Bảng 3.15. Liên quan giữa cận thị và khoảng cách nhìn gần ……………………. 73
Bảng 3.16. Liên quan giữa cận thị với có/không cho mắt nghỉ ngơi sau 30
phút đọc, viết liên tục………………………………………………………….. 73
Bảng 3.17. Liên quan giữa cận thị học sinh với tiền sử của gia đình …………. 74
Bảng 3.18. Liên quan giữa cận thị học sinh với học vấn của mẹ ………………. 75
Bảng 3.19. Liên quan giữa cận thị học sinh với điều kiện kinh tế……………… 75
Bảng 3.20. Các yếu tố liên quan cận thị trong phân tích hồi quy đa biến …… 76
Bảng 3.21. Đặc điểm chung 2 nhóm trước can thiệp……………………………….. 79
Bảng 3.22. Giá trị độ cận của đối tượng cận thị trong 2 nhóm………………….. 80
Bảng 3.23. Kiến thức biểu hiện, cách phát hiện cận thị trước can thiệp …….. 80ix
Bảng 3.24. Kiến thức về hậu quả, cách xử lý nhìn mờ do cận thị trước can
thiệp………………………………………………………………………………….. 81
Bảng 3.25. Kiến thức về phòng ngừa cận thị trước can thiệp……………………. 82
Bảng 3.26. Thực hành cho các hoạt động ngoài trời trước can thiệp …………. 83
Bảng 3.27. Thực hành của học sinh về thời gian và khoảng cách nhìn gần
trước can thiệp …………………………………………………………………… 84
Bảng 3.28. Các hoạt động can thiệp tại trường……………………………………….. 84
Bảng 3.29. Kiến thức biểu hiện, cách phát hiện cận thị sau can thiệp………… 86
Bảng 3.30. Kiến thức về hậu quả, cách xử lý nhìn mờ do cận thị sau can thiệp… 87
Bảng 3.31. Kiến thức về phòng ngừa cận thị sau can thiệp………………………. 88
Bảng 3.32. Thực hành hoạt động ngoài trời sau can thiệp………………………… 89
Bảng 3.33. Thực hành của học sinh về thời lượng và khoảng cách nhìn gần
sau can thiệp………………………………………………………………………. 90
Bảng 3.34. Tỷ lệ cận thị mới mắc tích lũy giữa 2 nhóm sau can thiệp……….. 92
Bảng 3.35. So sánh sự gia tăng độ cận thị của đối tượng cận thị 2 nhóm sau
can thiệp……………………………………………………………………………. 9

https://thuvieny.com/xac-dinh-ty-le-can-thi-mot-so-yeu-lien-quan-va-hieu-qua-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe-o-hoc-sinh-trung-hoc-co-so/

Leave a Comment