Yếu tố nguy cơ tổn thương thận cấp của bệnh nhân nhi tại khoa hồi sức cấp cứu

Yếu tố nguy cơ tổn thương thận cấp của bệnh nhân nhi tại khoa hồi sức cấp cứu

Tổn thương thận cấp( AKI) là bệnh thường gặp tại khoa HSCC với tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng và có tỷ lệ tử vong cao, nguyên nhân gây bệnh phức tạp, có nhiều yế tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh tại Việt Nam những nghiên cứu về yếu tố nguy cơ của bệnh còn ít. Mục tiêu báo cáo này nhằm xác định yếu tố liên quan đến AKI của bệnh nhân Nhi tại khoa hồi sức cấp cứu. Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ mắc AKI là 78,7 %, < 12 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 54, 54 %. Mức độ AKI bao gồm: Rmax là 36,25 %; I max là 43,33%, Fmax là 20,42%. Các yếu tố nguy cơ không phụ thuộc gây AKI bao gồm: Nhóm tuổi < 12th (OR: 11,75; 95% Cl: 5,58 – 24,77), điểm PRISM > 10 (OR: 2,42; 95% Cl: 1,12 – 5,22), viêm phổi (OR: 2,499; 95% Cl: 1,05 – 5,93), bệnh tim bẩm sinh kèm viêm phổi (OR: 6,76; 95% Cl: 1,38 – 33,05), suy > 2 tạng (OR: 2,51; 95% Cl: 1,01 – 6,25). Từ kết quả trên cho phép rút ra một số kết luận sau: Tỷ lệ mắc AKI theo phân loại pRIFLmax là rất cao, và nặng nề (mức độ Imax là 43.33% và Fmax là 20,42%). Các yếu tố: Tuổi < 12 tháng, điểm nguy cơ tử vong (PRISM) >10 điểm, suy > 2 tạng, bệnh viêm phổi, bệnh Tim bẩm sinh kèm viêm phổi là những yếu tố nguy cơ không phụ thuộc gây AKI của bệnh nhân nhi tại khoa Hồi sức cấp cứu.

Tổn thương thận cấp (Acute Kidney Injury
–    AKI) là tình trạng lâm sàng nặng thường gặp trong hồi sức cấp cứu với tỷ lệ mắc từ 5
–    60 % phụ thuộc vào quần thể nghiên cứu và tiêu chuẩn phân loại tổn thương thận cấp được sử dụng [ 2, 3, 6, 7, 8]. Bệnh nhân mắc tổn thương thận cấp có tỷ lệ tử vong cao tới 90 % vì nguyên nhân của bệnh rất phức tạp và kết hợp nhiều nguyên nhân, việc chẩn đoán bệnh còn muộn do vẫn dựa vào creatinin (vì khi creatinin máu tăng so với giá trị bình thườn theo tuổi, thì thực tế đã có 50% cầu thận bị tổn thương) [3]. Tại Việt Nam, trong Nhi khoa đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ lâm sàng của tổn thương thận cấp tuy nhiên nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh chưa rõ ràng, vì vậy việc điều trị bệnh hết sức khó khăn, tỷ lệ tử vong của bệnh còn cao [1]. Nhằm góp phần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ của bệnh để giúp các bác sỹ lâm sàng có những biện pháp điều trị phù hợp nhằm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong của bệnh. Đề tài nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu: Xác định yếu tố liên quan đến AKI của bệnh nhân Nhi tại khoa hồi sức cấp cứu.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.    Đối tượng nghiên cứu
Gồm 305 bệnh nhân nhi từ 1 tháng tuổi đến 18 tuổi được vào điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 4/2010 – 11/2010, thời gian nằm tại HSCC > 2 ngày.
Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân: Trẻ <
1 tháng và > 18 tuổi, có bệnh thận từ trước, bệnh nhân vào viện ở giai đoạn cuối của bệnh, ngừng tuần toàn, chết não, bệnh nhân có thời gian điều trị < 24h
2.    Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả phân tích tiến cứu.
2.1.    Cỡ mẫu nghiên cứu: Theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện
2.2.    Nội dung nghiên cứu
2.2.1.    Tỷ lệ mắc và mức độ tổn thương AKI: Xác định tỷ lệ mắc chung và mức độ 
*    Do các đối tượng nghiên cứu không biết được mức lọc cầu thận bình thường trước khi nhập viện vì thế mức lọc cầu thận cơ sở của tất cả các đối tượng nghiên cứu được cho là 100 ml/ph/1,73 m2 theo khuyến nghị của Akcan Arikan. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn clearance- creatinine
*    Biến nghiên cứu: Đo chiều cao, xét nghiệm creatinin hàng ngày, tính mức lọc cầu thận trong 7 ngày liên tục (Clearance creatinine) phù hợp theo tuổi, giới theo công thức Schwartz [9]. Clearance-Creatinine (Ccrea) = k x h (cm)/ creatinin (mg %).
Hằng số K phù hợp theo tuổi, giới trong đó:
Trẻ < 1 tuổi cân nặng thấp: k = 0,33.
Trẻ< 1 tuổi đủ tháng k = 0,45.
Trẻ trai và gái 1 – 13 tuổi và trẻ gái > 13 tuổi k = 0,55.
Trẻ trai > 13 tuổi k = 0,7.
2.2.2.    Xác định nguyên nhân và yếu tố
liên quan gây AKI: Bệnh nhân nhập khoa có đủ tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu và được tính mức lọc cầu thận hàng ngày chẩn đoán AKI và mức độ AKI theo nội dung 2.2.1 chia hai nhóm: Mắc AKI và nhóm không mắc AKI, so sánh 2 nhóm tìm các yếu tố nguy cơ đến AKI.
*    Biến nghiên cứu: Tuổi chia 2 nhóm < 12 tháng và > 12 tháng. Giới: nam, nữ. Điểm nguy cơ tử vong (PRISM), điểm suy đa tạng (PELOD) tại thời điểm nhập viện, chẩn đoán bệnh chính, hội chứng đáp ứng viêm hệ thống, giảm khối lượng tuần hoàn, sốc nhiễm khuẩn, sốc tim, suy tim, suy chức năng các cơ quan, suy đa tạng theo tiêu chuẩn của IPSCC – 2002 [7], thời gian thở máy.
2.2.3.    Xử lý kết quả: Nhập số liệu và phân tích số liệu theo phần mềm stata.11.
Mô tả: Biến rời (tỷ lệ phần trăm), biến liên tục (trung bình và độ lệch chuẩn).
Phân tích đơn biến: Biến số rời sủ dụng test x2, OR, 95% CL. Biến liên tục so sánh trung bình bằng t-test, p < 0,05.
Phân tích đa biến: Các biến có ý nghĩa thống kê trong phân tích đơn biến được đưa vào phân tích đa biến bằng sử dụng thuật toán logistics

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment