ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐẾN DIỄN BIẾN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN BỎNG

ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐẾN DIỄN BIẾN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN BỎNG

ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐẾN DIỄN BIẾN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN BỎNG
Nguyễn Như Lâm1, Ngô Tuấn Hưng1, Ngô Minh Đức1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm, diễn biến và kết quả điều trị của bệnh nhân (BN) bỏng có bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 8.753 hồ sơ bệnh án của BN bỏng ≥ 16 tuổi nhập viện điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ 01/01/2015 – 31/12/2019. BN được chia làm 2 nhóm mắc và không mắc ĐTĐ. Kết quả: Tỷ lệ BN có bệnh ĐTĐ chiếm 1,62% tổng số BN bỏng. So với BN bỏng đơn thuần, BN ĐTĐ bỏng có tuổi, tỷ lệ bỏng do sức nhiệt ướt, tỷ lệ bỏng sâu cao hơn đáng kể (p < 0,05), mặc dù diện tích bỏng và diện tích bỏng sâu ít hơn (p < 0,01). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới tính, tỷ lệ bỏng hô hấp, biến chứng và tử vong giữa hai nhóm. Trong khi đó, số lần phẫu thuật trung bình nhiều hơn, thời gian điều trị dài hơn, chi phí điều trị cao hơn đáng kể ở nhóm BN bỏng có ĐTĐ (p < 0,001). Kết luận: Cần có chiến lược dự phòng bỏng cũng như các can thiệp phù hợp để giảm tỷ lệ cũng như chi phí điều trị ở BN bị bỏng mắc ĐTĐ.

Bỏng là tai nạn thường gặp hằng ngày trên các đối tượng BN khác nhau, trong đó có bệnh kết hợp bao gồm ĐTĐ, một bệnh lý mạn tính, đang có xu hướng ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển.
Ở BN ĐTĐ, sự gia tăng nồng độ glucose máu làm nặng thêm mức độ bệnh lý do các biến chứng thần kinh, suy giảm miễn dịch, giảm khả năng đề kháng [1], BN ĐTĐ dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn, giảm khả năng liền vết thương, kéo dài thời gian và chi phí điều trị [2, 3]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi: Đánh giá tỷ lệ, đặc điểm, diễn biến, kết quả điều trị của BN bỏng có bệnh ĐTĐ kết hợp điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác giai đoạn 2015 – 2019

ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐẾN DIỄN BIẾN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN BỎNG

Leave a Comment