BƯỚU SỌ HẦU: LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ
BƯỚU SỌ HẦU: LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ
Nguyễn Quốc Điền*,Hồ Văn Trung*, Phạm Lương Giang*, Cung Thị Tuyết Anh*
TÓM TẮT
Bệnh Viện Ung Bướu Thành Phố Hồ Chí Minh đã điều trị cho 35 bệnh nhân bướu sọ hầu trong thời gian từ 01/01/1998 đến 31/12/2002. Tất cả các bệnh nhân đều đã được mổ không trọn bướu tại các bệnh viện khác, sau đó được chuyển đến BVUB TPHCM để xạ trị. Nghiên cứu gồm 20 bệnh nhân nam và 15 bệnh nhân nữ, với tuổi trung bình là 16, nhỏ nhất là 3 tuổi và lớn nhất là 41 tuổi và 65,7% bệnh nhân dưới 20 tuổi. 97% bệnh nhân có triệu chứng nhức đầu, 77% có nôn ói. 83% bệnh nhân có mờ mắt, 86% có yếu liệt chi và 43% có triệu chứng rối loạn thần kinh cao cấp. 80% bệnh nhân có nốt vôi hóa vùng trên yên thấy trên X quang sọ. Kích thước bướu trên CTtrung bình là 5,7 cm (nhỏ nhất 3,5cm, lớn nhất 10cm). Trên đại thể, 22,86% là bướu đặc, 34,28% là nang đơn thuần và 42,86% là bướu dạng hỗn hợp vừa đặc vừa nang. 28 bệnh nhân được xạ trị ngoài sau phẫu thuật, liều xạ trị vào vùng bướu thay đổi từ 54Gy đến 60Gy phân liều 2Gy, 5 lần/tuần. 50% bệnh nhân có cải thiện các triệu chứng thần kinh ngay sau khi xạ trị, trong khi 21% bệnh nhân xuất hiện thêm các rối loạn nội tiết. Thời gian theodõi trung bình trong nghiên cứu này là 40 tháng (thấp nhất là 18tháng, cao nhất là 61 tháng). Sống còn 5 năm là 84,59%. Trong các yếu tố được xét đến như dạng đại thể của bướu, mức độ phẫu thuật, tuổi, kích thước bướu, hiện diện của đốm vôi hóa thì dạng đại thể củabướu và mức độ phẫu thuật là hai yếu tố tiên lượng độc lập ảnh hưởng đến thời gian sống còn của bệnh nhân (p=0,05 và p=0,03)
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất