Ca lâm sàng u cận giáp lạc chỗ kèm tăng sản một tuyến cận giáp

Ca lâm sàng u cận giáp lạc chỗ kèm tăng sản một tuyến cận giáp

Ca lâm sàng u cận giáp lạc chỗ kèm tăng sản một tuyến cận giáp
Lưu Thị Thảo, Nguyễn Quang Bảy, Đặng Thị Hoa
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Cường cận giáp nguyên phát là nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng calci máu. Phẫu thuật tuyến cận giáp có thể điều trị khỏi trên 95% các trường hợp cường cận giáp nguyên phát. Các nguyên nhân gây cường cận giáp dai dẳng sau phẫu thuật là đa u tuyến cận giáp, tăng sản cả bốn tuyến cận giáp, bỏ sót tuyến cận giáp lạc chỗ. Chúng tôi báo cáo trường hợp bệnh nhân cường cận giáp dai dẳng sau phẫu thuật do u cận giáp lạc chỗ ở trung thất. Xét nghiệm PTH nhanh trong phẫu thuật giúp phát hiện sớm phẫu thuật thất bại và xạ hình tuyến cận giáp với sestamibi Tc 99m giúp xác định vị trí tuyến cận giáp bất thường lạc chỗ.

Cường cận giáp nguyên phát là tình trạng sản  xuất  hormon  cận  giáp  PTH  không  thích hợp từ một hoặc nhiều tuyến cận giáp dẫn đến tình trạng tăng calci máu. Nguyên nhân chính là u tuyến cận giáp lành tính đơn độc gặp ở 80% các trường hợp, tăng sản cả bốn tuyến (10 -15%), đa u tuyến (khoảng 5%) và ung thư tuyến cận giáp (rất hiếm khoảng dưới 1%).¹ Có khoảng  6 – 16 % các trường hợp u cận giáp lạc chỗ; u lạc chỗ thường nhỏ, khó xác định vị trí và là một trong các nguyên nhân gây tình trạng cường cận giáp dai dẳng.2,3 Xạ hình tuyến cận giáp với TC 99 m MIBI là một trong các phương pháp có giá trị nhất để xác định vị trí u cận giáp lạc chỗ.² Chúng tôi báo cáo một trường hợp cường cận giáp nguyên phát do u cận giáp lạc chỗ  kèm  theo  tăng  sinh  một  tuyến  cận  giáp, bệnh nhân đã phải trải qua hai lần phẫu thuật để giải quyết tình trạng cường cận giáp.II. GIỚI THIỆU CA BỆNHBệnh nhân nữ 68 tuổi, tiền sử sỏi thận đã từng tán sỏi qua da cách 10 năm; loãng xương, thoái  hóa  khớp  phát  hiện  7  năm.  Đái  tháo đường type 2 phát hiện 1 năm, đang điều trị Glimepiride  2mg/ngày  và  metformin  1g/ngày. Bệnh nhân không có tiền sử gia đình tăng calci máu, cường cận giáp hay các u nội tiết. Đợt này mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều, đau mỏi xương khớp, đi khám làm xét nghiệm thường quy cho kết  quả  Glucose:  8,2  mmol/l,  HbA1c:11,8%, Ure: 20,5 mmol/l, creatinin: 157 μmol/l, Albumin: 42g/l, Calci toàn phần: 3,06 mmol/l, Calci ion hóa:  1,59  mmol/l.  Bệnh  nhân  được  chỉ  định nhập viện điều trị nội trú để điều chỉnh đường máu và tìm nguyên nhân tăng calci máu. Các thăm  dò  tiếp  theo  PTH:  34,19  pmol/l,  25OH Vitamin  D:  22,9  ng/ml;  Phospho  máu:  0,49 mmol/l, ALP: 99 U/l, FT4: 20,29 pmol/l, TSH: 0,92 μIU/mL, Natri: 133 mmol/l, K:3,0 mmol/l, Clo: 89 mmol/l, Canxi niệu 24h: 4,67 mmol/24h = 187 mg/24h. Đo mật độ xương loãng xương nặng với T-score đo cột sống: – 4,4 và T-score cổ xương đùi: -2,9. Siêu âm ổ bụng: vôi hóa Tác giả liên hệ: Lưu Thị Thảo,Bệnh viện Bạch MaiEmail: luuthao1212@gmail.comNgày nhận: 26/10/2021Ngày được chấp nhận: 24/11/2021
 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment