Căng thẳng nghề nghiệp của người lao động tại Công ty Cổ phần Gạch men Ý Mỹ năm 2020

Căng thẳng nghề nghiệp của người lao động tại Công ty Cổ phần Gạch men Ý Mỹ năm 2020

Căng thẳng nghề nghiệp của người lao động tại Công ty Cổ phần Gạch men Ý Mỹ năm 2020
Dương Văn Quân, Lê Thị Thanh Xuân
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 311 người lao động tại Công ty cổ phần gạch men Ý Mỹ, tỉnh Đồng Nai sử dụng Bảng hỏi nội dung công việc của Karasek đã được Việt hóa (JCQ-V) để xác định tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp của người lao động. Theo mô hình Karasek: những người tham gia nghiên cứu làm công việc chủ động chiếm tỷ lệ cao nhất với 82,6%, tiếp đến là nhóm cảm nhận công việc của họ căng thẳng (áp lực tâm lý cao và quyền quyết định thấp) chiếm 13,5%, nhóm làm công việc thoải mái chiếm 2,6% và nhóm đối tượng nghiên cứu phải làm công việc thụ động chiếm tỷ lệ thấp nhất với 1,3%. Tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp ở người lao động là 13,5%. Do đó, điều cần thiết là Ban lãnh đạo công ty cần có những biện pháp can thiệp thích hợp để góp phần cải thiện sức khỏe tâm thần cho người lao động.

Căng thẳng nghề nghiệp (hay stress nghề nghiệp) được định nghĩa là sự mất cân bằng giữa yêu cầu lao động và khả năng lao động.1Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hậu quả của căng thẳng nghề nghiệp kéo dài liên tục làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tâm thần của cá  thể,  đồng  thời  cũng  ảnh  hưởng  đến  thể chất của người lao động (NLĐ).2 Nghiên cứu trên 420 người lao động làm việc trực tiếp tại Xí  nghiệp  da  giày  Lê  Lai  2,  Hải  Phòng  cho thấy tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp là 20,7%.3Nghiên cứu “Stress nghề nghiệp ở người lao động ngành may công nghiệp” của Trịnh Hồng Lân năm 2010 cho thấy tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp ở người lao động là 71%.4Ở Việt Nam, ngành gạch men đem lại nhiều giá trị về kinh tế – xã hội. Tuy đã có nhiều cải tiến trong quy trình sản xuất, với các công nghệ mới, ứng dụng các dây chuyền tự động hóa để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhưng ngành gạch men vẫn được coi là một ngành công nghiệp nặng với nhiều khâu sản xuất nguy hiểm, nặng nhọc.5 Chế độ làm việc ca kíp, cường độ lao động liên tục và làm việc trong thời gian dài nhất là lao động thời vụ. Các yếu tố này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới người lao động gây ra căng thẳng nghề nghiệp, làm giảm năng suất lao động.Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện chưa có nhiều nghiên cứu trên đối tượng người lao động của các ngành công nghiệp nặng để trả lời cho câu hỏi “tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp là bao nhiêu”. Do  đó,  chúng  tôi  thực  hiện  nghiên  cứu  này với mục tiêu: “Xác định tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp của người lao động tại Công ty cổ phần gạch men Ý Mỹ, tỉnh Đồng Nai năm 2020”

Căng thẳng nghề nghiệp của người lao động tại Công ty Cổ phần Gạch men Ý Mỹ năm 2020

Leave a Comment