Rối loạn chức năng hô hấp của bệnh nhân bụi phổi silic tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2020

Rối loạn chức năng hô hấp của bệnh nhân bụi phổi silic tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2020

Rối loạn chức năng hô hấp của bệnh nhân bụi phổi silic tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2020
Khương Văn Duy, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Thị Quỳnh, Phan Mai Hương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa bệnh phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương nhằm mô tả các rối loạn thông khí phổi ở bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi silic. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được áp dụng trên 86 người bệnh bằng phỏng vấn trực tiếp và phân tích hô hấp ký từ bệnh án của đối tượng nghiên cứu. Kết quả cho thấy 23,3% đối tượng nghiên cứu có rối loạn thông khí hạn chế, 23,3% có rối loạn thông khí tắc nghẽn và 12,7% có rối loạn thông khí hỗn hợp. Trong số đối tượng có hội chứng hạn chế, hơn một nửa là ở mức độ nhẹ (60,0%), rối loạn thông khí hạn chế mức độ nặng chiếm 30,0% và rối loạn thông khí mức độ vừa chiếm 10,0%. Trong số đối tượng có hội chứng tắc nghẽn 45% là mức độ nặng trở lên, rối loạn thông khí tắc nghẽn mức độ vừa cũng chiếm 45% và mức độ nhẹ chỉ chiếm 10,0%. Cần có những hỗ trợ và hướng dẫn về các biện pháp dự phòng bệnh bụi phổi silic cho người lao động.

Bụi phổi silic là bệnh nghề nghiệp xảy ra do hít phải bụi có chứa silic trong môi trường lao động. Đặc điểm của bệnh là xơ hóa và phát triển các tổn thương dạng nốt ở phổi.1,2 Cho đến nay bệnh bụi phổi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh tiến triển theo thời gian gây hiện tượng xơ hóa phổi không hồi phục. Công nhân mắc bệnh bụi phổi thường dễ mắc các bệnh như lao phổi, viêm phổi và ung thư phổi. Bệnh tiến triển gây ra các biến chứng như lao, tâm phế mạn, suy hô hấp. Suy hô hấp cũng là một biến chứng thường gặp do biến đổi xơ hóa và khí thũng rộng, thường kèm theo tâm phế mạn do huyết áp cao ở tiểu tuần hoàn, hậu quả của sự phá hủy lưới mao mạch và sự co thắt các mao quản phổi do giảm oxy huyết.3Bệnh nhân bụi phổi silic hay gặp rối loạn thông khí (RLTK) hạn chế, ở giai đoạn cuối gây rối loạn thông khí tắc nghẽn và rối loạn thông khí hỗn hợp do bệnh kéo dài kết hợp với những tổn thương khác như tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, liên kết đám mờ, co kéo các cơ quan trong lồng ngực, hạch trung thất to. Chúng khiến phổi không nở ra hoàn toàn khi hít vào tối đa, dung tích phổi giảm dẫn đến hội chứng rối loạn thông khí hạn chế. Tuy nhiên rối loạn thông khí thường không đi đôi với hình ảnh tổn thương trên phim Xquang, khi có biểu hiện trên lâm sàng bởi tình trạng khó thở thì chức năng hô hấp của bệnh nhân thường có rối loạn ở mức độ vừa và nặng.4 Các nghiên cứu đã chỉ rằng mức độ nặng của bệnh bụi phổi silic tỷ lệ thuận với tình trạng rối loạn chức năng hô hấp.5So với với bệnh bụi phổi amiăng và bệnh bụi phổi than, bệnh bụi phổi silic có mức độ giảm khả năng khuếch tán khí CO qua màng mao mạch phế nang tương đương, nhưng FEV1/FVC lại giảm nhiều hơn bệnh bụi phổi amiang. Trên những bệnh nhân bụi phổi hút thuốc cũng có mức độ suy giảm chức năng hô hấp trầm.

 

Rối loạn chức năng hô hấp của bệnh nhân bụi phổi silic tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2020

Leave a Comment