CHĂM SÓC TỔN KHUYẾT DA Ở NGƯỜI BỆNH SAU CHẤN THƯƠNG

CHĂM SÓC TỔN KHUYẾT DA Ở NGƯỜI BỆNH SAU CHẤN THƯƠNG

CHĂM SÓC TỔN KHUYẾT DA Ở NGƯỜI BỆNH SAU CHẤN THƯƠNG
Hoàng Văn Hồng1, Ngô Xuân Khoa1, Đinh Quang Chung2, Phạm Quang Anh1, Phạm Văn Thành1, Nguyễn Thị Anh1, Nguyễn Thị Hồng Nguyệt1, Phạm Thị Thanh Huyền1, Nguyễn Thị Kim Dung1
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu:1) Mô tả quy trình chăm sóc khuyết da được ghép da dày hoặc da mỏng tại khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; 2) Đánh giá mức độ hài lòng về kết quả điều trị của nhómngười bệnh nêu trên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu hồ sơ bệnh án 33 người bệnh khuyết phần mềm do chấn thương được điều trị bằng phương pháp ghép da dày hoặc da mỏng tại khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 01/8/2020 đến 11/11/2020. Kết quả: Có 33 trường hợp được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 19 nam (57,6%) và 14 nữ (42,4%),tuổi trung bình 31,6±17,6 năm, cơ chế chấn thương chủ yếu do tai nạn giao thông (28trường hợp, 84,8%),thời gian điều trị 20,6±8,3 ngày. Tất cả những người bệnh có tổ chức hoại tử đều được cắt lọc (12 trường hợp). Toàn bộ đối tượng nghiên cứu được băng tổn thương bằng Urgotul trước và sau ghép da.Nơi lấy da được băng bằng Betaplast 7 trường hợp (21,2%), gạc mỡ tetracyclin 26 trường hợp (78,8%). Toàn bộ người bệnh hài lòng với kết quả điều trị. Kết luận: Điều trị ghép da thành công ở người bệnh khuyết phần mềm do chấn thương không chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật ghép da củaphẫu thuật viên, mà còn kỹ thuật chăm sóc của điều dưỡng. Việc áp dụng kỹ thuật loại bỏ tổ chức hoại tử,sử dụng băng gạc tiên tiến trong quá trình chăm sóc giúp đạt kết quả ghép da tốt hơn.

Theo  WHO,  Việt  Nam  năm  2016,  tỷ  lệ  tử vong do tai nạn giao thông là 26,4/100 000 dân, đứng hàng thứ 37 trên thế giới [1].Ngoài những hậu quả nặng nề như tử vong, cắt cụt chi, còn có những hậu quả do tổn khuyết phần mềm sau chấn  thương,  bao  gồm:  giảm  khả  năng  đi  lại, khả năng tự thực hiện các công việc sinh hoạt hàng  ngày,  ảnh  hưởng  thẩm  mỹ,  tâm  lý  mặc cảm  vì  khiếm  khuyết  trên  cơ  thể,  mất  đi  khả năng lao động, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Việc điều trị cần có sự kết hợp nhiều chuyên  khoa:  chấn  thương  chỉnh  hình,  phẫu thuật tạo hình và phục hồi chức năng.Việc chuẩn bị tốt nền nhận là một bước quan trọng,  giúp cho da ghép sống tốt hơn. Khi sử dụng loại băng gạc  và  thay  băng  phù  hợp,  có  thể  thúc  đẩy nhanh quá trình liền thương, sức sống cũng như chức năng của da ghép, thẩm mỹ sẹo. Không có loại băng gạc nào là hoàn hảo với mọi loại tổn thương, vì vậy, cần đánh giá tổn thương chi tiết và  lựa  chọn  loại  băng  phù  hợp  nhất  cho  tổn thương cụ thể[2]. Một số loại băng thường dùng trong tổn khuyết daBăng  polyamid  bọc  silicon  dạng  lưới (Mepitel): không  bị dính  khi gỡ, tuy  nhiên cần thay băng để đảm bảo. Băng chứa chitosan (một dẫn xuất từ vỏ tôm): biểu mô hóa nhanh, cầm máu tốt, tuy nhiên hạn chế dùng vìchi phí đắt. Màng trứng gà: là một loại băng tự nhiên, chi phí rẻ, tuy nhiên chỉ mới dùng trên thí nghiệm, chưa  có  tính  khả  thi[3].  Betaplast:  một  loại băng thế hệ mới, được sử dụng rộng rãi với các tổn thương khuyết phần mềm với hiệu quả tốt.Việc điều trị bằng các tổn khuyết phần mềm bằng các phương pháp chăm sóc kết hợp với sử dụng băng gạc tiên tiến đem lại kết quả tốt cho bệnh  nhân.  Vì  vậy  chúng  tôi  thực  hiện  nghiên cứu này với hai mục tiêu:1)Mô  tảquy  trình  chăm  sóc  khuyết  phần mềm được  ghép  da  dày  hoặc  da  mỏng  tại  khoa Phẫu thuậttạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.2)Đánh giá mức độhài lòng của nhóm người bệnh nêu trên.

CHĂM SÓC TỔN KHUYẾT DA Ở NGƯỜI BỆNH SAU CHẤN THƯƠNG

Leave a Comment