Chiến lược đối phó với căng thẳng học tập của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội, năm học 2018-2019

Chiến lược đối phó với căng thẳng học tập của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội, năm học 2018-2019

Chiến lược đối phó với căng thẳng học tập của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội, năm học 2018-2019
Phạm Thị Thanh Hà, Bùi Thị Hương, Kim Bảo Giang, Phạm Thanh Tùng, Phạm Bích Diệp
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả cách đối phó với căng thẳng trong học tập của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm học 2018 – 2019. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên 1422 sinh viên năm đầu và năm cuối tại Đại học Y Hà Nội. Tỷ lệ sinh viên sử dụng các chiến lược trong nhóm “chiến lược tiếp cận vấn đề” là cao nhất từ 70,3% đến 89,4% ở sinh viên năm đầu và từ 58,2% đến 77,3% với sinh viên năm cuối; tiếp theo là các chiến lược thuộc nhóm “chiến lược hỗ trợ xã hội” và thấp nhất là các chiến lược thuộc nhóm “chiến lược né tránh vấn đề” từ 25,7% đến 77,6% với sinh viên năm đầu và từ 39,3% đến 69,1% với sinh viên năm cuối. Nhà trường cần có các bộ phận tư vấn giúp sinh viên lựa chọn chiến lược phù hợp để đối phó với căng thẳng trong học tập, đặc biệt là sinh viên năm cuối.

Căng thẳng trong học tập từ các chương trình đào tạo Y khoa gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho sinh viên như rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, trầm cảm.1,2,3 Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng do đặc thù quá trình đào tạo kéo dài và áp lực học tập cao nên căng thẳng và trầm cảm khá phổ biến trong sinh viên Y khoa, như tỷ lệ căng thẳng ở sinh viên y khoa Ai Cập là 59,9% và Malaysia là 46%.2,4Để làm giảm căng thẳng trong học tập, sinh viên sử dụng  nhiều  chiến  lược đểđối  phó  trong đóchiến lược đối phó tích cực được sinh viên sử dụng nhiều nhất,4,5 chiến lược né tránh ítđượcsử dụng hơn.5 Nghiên cứu tại Đức trên sinh viên Y năm 2017 cho thấy chiến lược suy nghĩ và lập kế hoạch trước khi hành động có mối tương quan tỷ lệ thuận với trạng thái vui vẻ hạnh phúc, ngược lại chiến lược phủ nhận vấn đề, phản ứng thái quá hoặc bỏ mặc vấn đề làm suy nhược sức khỏe tâm thần.6 Nghiên cứu trên sinh viên Y khoa Hàn Quốc cũng chỉ ra chiến lược né tránh và không nhận thức đượcvấn đề càng làm gia tăng căng thẳng.7Tại Việt Nam, sinh viên y cũng chịu nhiều áp lực căng thẳng trong học tập. Tỷ lệ sinh viên khoa y tế công cộng Đại học Y dược Huế bị áp lực căng thẳng năm 2016 là 24,9%,8 tỉ lệ sinh viên trường Đại học Y Hà Nội (ĐHYHN)tự báo cáo trầm cảm là 15,2%,9 tỉ lệ sinh viên ở Đại  học  Y  Dược  Hải  Phòng  có  biểu  hiện trầm cảm là 39% và khả năng biểu hiện các triệu chứng trầm cảm tăng 1,6 lần nếu sinh viên cảm thấy áp lực học tập tăng lên.

https://thuvieny.com/chien-luoc-doi-pho-voi-cang-thang-hoc-tap-cua-sinh-vien/

Leave a Comment