Chính sách dinh dưỡng cho Học sinh tiểu học ở Việt Nam
Luận án Chính sách dinh dưỡng cho Học sinh tiểu học ở Việt Nam.Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là một trong những chủ trương lớn, quan trọng của Đảng, Nhà nước, kể từ khi cách mạng Tháng 8 thành công cho đến nay, đây là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm, ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Con người là vốn quý nhất của xã hội, quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó sức khoẻ là tài sản quý giá nhất của mỗi con người và của toàn xã hội”.[5] Nhằm thực hiện tốt mục tiêu trên, trong những năm qua, bên cạnh những chính sách phát triển chung, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách, chiến lược quan trọng về công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Nhiều chính sách, chương trình, dự án cụ thể trong lĩnh vực y tế, dinh dưỡng đã được ban hành và thực thi nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế về chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, tiêu biểu như: Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân; Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng; Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm; Chương trình mục tiêu quốc gia về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi và một số chương trình, dự án khác. Nhờ đó công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tuổi thọ trung bình của nhân dân đã được nâng lên, tình trạng dinh dưỡng củangười dân ngày càng được cải thiện.
Để xây dựng nguồn nhân lực (NNL) đáp ứng được các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc nâng cao sức khỏe, trí tuệ và tầm vóc con người Việt Nam, trong đó yếu tố nền tảng dinh dưỡng là cần thiết và cấp bách. Nghị quyết số 37/CP ngày 20/6/1996 của Chính phủ về Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đã đặt ra các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ của nhân dân ta đến năm 2020 “Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 15% vào năm 2020 và chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam đạt 1m65 vào năm 2020 ”.[45] Mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030 của Chính phủ cũng khẳng định: “Đến năm 2020, bữa ăn của người dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh; suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì góp phầnhạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng”.[116]
Nhằm thực hiện nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho, ngành y tế đã tổ chức triển khai lồng ghép chặt chẽ chiến lược dinh dưỡng với chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các chiến lược khác của ngành, đồng thời, phối hợp với2 nhiều bộ, ngành khác chỉ đạo các nội dung liên quan, huy động nguồn lực cho công tác dinh dưỡng. Qua 15 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, tình trạng dinh dưỡng trẻ em Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 33.8 % năm 2000 đã giảm xuống dưới 15% năm 2014.[130] Tuy vậy, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng (trong khi thiếu vi chất dinh dưỡng, SDD thể thấp còi ở trẻ em còn ở mức cao thì tỷ lệ trẻ bị thừa cân, béo phì ngày càng gia tăng), đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi học đường các hoạt động nghiên cứu và can thiệp chưa được quan tâm đúng mức nên ảnh hưởng đến tầm vóc, thể lực của người Việt Nam khi trưởng thành. Chiều cao nam thanh niên Việt Nam hiện nay chỉ đạt164,4cm, [131] thấp hơn 11,6 cm so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và chiềucao trung bình của nữ Việt Nam là 153,4 cm[131], thấp hơn 8,6 cm so với chuẩn. Như vậy, so với tầm vóc của thanh niên các nước trong khu vực: Nhật Bản 171.5 cm, Singapore 170.6 cm, Thái Lan 167.5 cm, chiều cao của thanh niên nước ta còn chênh lệch khá xa.[131]
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, một trong những nguyên nhân được cho rằng có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề này là do chế độ dinh dưỡng và chính sách dinhdưỡng cho người Việt Nam, đặc biệt là chính sách dinh dưỡng cho trẻ em trong độ tuổi tiểu học chưa được thực hiện tốt trong những năm qua.Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, sự phát triển về trí tuệ và khả nănghọc tập của một con người được hình thành và phát triển đến hơn 50% ở những năm đầu tiên của cuộc đời (từ 0-3 tuổi). Khoảng 30% tiếp theo được phát triển cho đến khi trẻ được 8 tuổi[139,157], từ đó trí tuệ con người sẽ tiếp tục phát triển trong quá trình học tập và làm việc. Về thể lực, khoảng 54% chiều cao tối đa của trẻ đã đạt được khi được 3 tuổi, 32% chiều cao phát triển đến tuổi 12 và 14% còn lại đến tuổi 18. Như vậy, giai đoạn từ khi sinh ra đến 12 tuổi là giai đoạn phát triển chiều cao chủ yếu của trẻ, đây là giai đoạn cần sự đáp ứng dinh dưỡng tối đa cho cơ thể. [139,157] Vì vậy, để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em ở độ tuổi HSTH, góp phần nâng cao thể lực và tầm vóc của của người Việt Nam trong tương lai, ngoài những can thiệp cụ thể cho các đối tượng, cần thiết phải có những chương trình, chính sách dinh dưỡng phù hợp cho độ tuổi HSTH ở cấp độ quốc gia.
Từ những lý do trên cho thấy, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, đưa ra những giải pháp và đề xuất về chính sách dinh dưỡng phù hợp cho học sinh tiểu học, thế hệ tương lai của đất nước ta hiện nay là cần thiết và cấp bách cả về lý luận và thực tiễn, là yêu cầu khách quan của công tác quản lý nhà nước. Đề tài: “Chính sách dinh dưỡng cho Học sinh tiểu học ở Việt Nam” đã được thực hiện làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý công
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH
DINH DƯỠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ………………………………………………….8
1.1. Các tài liệu, công trình nghiên cứu về dinh dưỡng …………………………………………..8
1.1.1. Các tài liệu, công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài………..8
1.1.2. Các tài liệu, công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân ở trong nước ……… 10
1.2. Các tài liệu, công trình nghiên cứu về chính sách y tế, chính sách dinh dưỡng ….19
1.2.1. Nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài ………………………………………19
1.2.2. Nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân ở trong nước………………………………………. 22
1.3. Một số nhận xét về tổng quan và vấn đề nghiên cứu đặt ra cho đề tài luận án ……25
1.3.1. Nhận xét về kết quả nghiên cứu tổng quan…………………………………………………..25
1.3.2. Vấn đề nghiên cứu đặt ra cho đề tài luận án…………………………………………………27
Kết luận Chương 1……………………………………………………………………………………………28
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH DINH DƯỠNG CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC …………………………………………………………………………………………..29
2.1. Một số khái niệm liên quan đến chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học…..29
2.1.1. Giáo dục tiểu học và HSTH……………………………………………………………………….29
2.1.2. Dinh dưỡng và vai trò của dinh dưỡng……………………………………………………….. 32
2.1.3. Chính sách và chính sách dinh dưỡng cho HSTH………………………………………… 39
2.2. Sự cần thiết của chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học …………………………44
2.2.1. Thực hiện mục tiêu dinh dưỡng quốc gia về cải thiện thể lực và tầm vóc con người
Việt Nam………………………………………………………………………………………………………….44
2.2.2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp nhu cầu dinh dưỡng cho HSTH ………… 46
2.2.3. Huy động các nguồn lực hỗ trợ cho gia đình và nhà trường bảo đảm dinh dưỡng
cho HSTH ………………………………………………………………………………………………………..46
2.3. Nội dung chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học…………………………………..47
2.3.1. Chính sách về bảo đảm năng lượng và khẩu phần dinh dưỡng cho HSTH……….47
2.3.2. Chính sách về bổ sung vi chất dinh dưỡng cho HSTH………………………………….. 51
2.3.3. Chính sách về ATTP cho học sinh tại các trường tiểu học bán trú …………………. 54
2.4. Quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dinh dưỡng cho HSTH …….562.4.1. Thiết lập chương trình nghị sự về chính sách dinh dưỡng cho HSTH …………….. 57
2.4.2. Xây dựng chính chính sách dinh dưỡng cho HSTH………………………………………57
2.4.3. Tổ chức thực hiện chính sách dinh dưỡng cho HSTH ………………………………….. 59
2.4.4. Đánh giá chính sách dinh dưỡng cho HSTH ……………………………………………….. 60
2.5. Các yếu tố tác động đến chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ……………..63
2.5.1. Yếu tố chính trị, pháp lý ……………………………………………………………………………63
2.5.2. Hoạt động quản lý, điều hành……………………………………………………………………. 64
2.5.3. Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, phong tục tập quán…………………. 65
2.5.4. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất………………………………………………………….66
2.5.5. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và cộng tác viên thực hiện chuyên môn….67
2.6. Chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ở một số nước trên thế giới &và
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam…………………………………………………………………….68
2.6.1. Chính sách dinh dưỡng cho HSTH ở một số nước trên thế giới ……………………..68
2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và tổ chức thực thi chính
sách dinh dưỡng cho HSTH………………………………………………………………………………..76
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH DINH DƯỠNG CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM………………………………………………………………………………79
3.1. Thực trạng học sinh tiểu học và dinh dưỡng của học sinh tiểu học ở Việt Nam …79
3.1.1. Thực trạng HSTH ở Việt Nam …………………………………………………………………..79
3.1.2. Thực trạng dinh dưỡng của HSTH ở Việt Nam …………………………………………… 80
3.2. Phân tích thực trạng chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học tại Việt Nam…….89
3.2.1. Thực trạng chính sách về bảo đảm năng lượng và khẩu phần dinh dưỡng cho học
sinh tiểu học…………………………………………………………………………………………………….. 89
3.2.2. Thực trạng chính sách về bổ sung vi chất dinh dưỡng cho HSTH………………… 100
3.2.3. Thực trạng chính sách về ATTP cho học sinh tại các trường tiểu học bán trú .. 107
3.3. Đánh giá thực trạng chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học………………….113
3.3.1. Kết quả đạt được…………………………………………………………………………………….113
3.3.2. Hạn chế ………………………………………………………………………………………………… 115
3.3.3. Nguyên nhân hạn chế …………………………………………………………………………….. 116
Kết luận Chương 3………………………………………………………………………………………….119
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
DINH DƯỠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM ………………………..120
4.1. Phương hướng hoàn thiện chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học……….120
4.1.1. Quan điểm của Đảng về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân …………………. 1204.1.2. Định hướng về phát triển ngành Y tế, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân .123
4.1.3. Định hướng chiến lược dinh dưỡng quốc gia và phát triển tầm vóc, thể lực người
Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn đến 2030……………………………………………. 127
4.2. Nguyên tắc hoàn thiện chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ……………..129
4.2.1. Bảo đảm tính chính trị, tuân thủ hiến pháp, pháp luật của nhà nước …………….. 129
4.2.2. Bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, gắn kết với các chính sách kinh tế, y tế với chính
sách giáo dục và đào tạo ………………………………………………………………………………….. 131
4.2.3. Bảo đảm sự công bằng, bình đẳng trong thực hiện chính sách dinh dưỡng……. 131
4.2.4. Bảo đảm tính thực tiễn, hiệu quả và khả thi ……………………………………………….132
4.3. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học133
4.3.1. Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách sữa học đường cho HSTH …………………..133
4.3.2. Xây dựng và ban hành chính sách bữa ăn bán trú học đường cho HSTH………. 136
4.3.3. Xây dựng, ban hành chính sách kiểm soát thừa cân, béo phì ở HSTH ………….. 141
4.3.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách can thiệp dinh dưỡng đối với HSTH
…………………………………………………………………………………………………………………….. 144
4.3.5. Xây dựng chính sách giám sát dinh dưỡng đối với các cơ sở giáo dục tiểu học 147
4.5.6. Đưa mục tiêu dinh dưỡng học đường vào nghị quyết của Đảng ủy, chính quyền
các cấp trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm …………………..149
4.5.7. Tăng cường cơ sở vật chất các trường tiểu học………………………………………….. 151
Kết luận Chương 4………………………………………………………………………………………….153
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………….154
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
PHIẾU PHỎNG VẤN
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho trẻ 6 – 11 tuổi ……………………..39
Bảng 3.1: Thống kê về số lượng, tỷ lệ HSTH theo vùng sinh thái đến 30/9/2016 …….79
Bảng 3.2: Kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng dinh dưỡng của HSTH (thông qua
phỏng vấn) tại 7 tỉnh, thành phố năm 2016………………………………………………………….81
Bảng 3.3: Tỷ lệ trẻ nhỏ không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và một số chất dinh
dưỡng theo giới và khu vực sống ……………………………………………………………………….82
Bảng 3.4: Thống kê tỷ lệ SDD thấp còi trẻ em tại Hà Nội có độ tuổi từ 6 – 11 tuổi…..83
Bảng 3.5: Thống kê về tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em từ 6 – 11 tuổi theo vùng sinh
thái …………………………………………………………………………………………………………………85
Bảng 3.6: Tỷ lệ thiếu máu và thiếu sắt, thiếu vitamin A, D theo nhóm tuổi, giới tính và
vùng sinh thái…………………………………………………………………………………………………..88
Bảng 3.7: Khảo sát về thực trạng uống sữa ở trẻ em tiểu học…………………………………94
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát về tình hình tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường tiểu học
trên 7 tỉnh, thành phố năm 2016…………………………………………………………………………98
Bảng 3.9: Thống kê khảo sát về đơn vị tổ chức bữa ăn bán trú cho HSTH………………98
Bảng 3.10: Kết quả khảo sát về đơn vị xây dựng thực đơn bữa ăn bán trú……………….99
Bảng 3.11: Kết quả khảo sát về nguồn gốc thực phẩm ………………………………………….99
sử dụng cho bữa ăn bán trú học sinh …………………………………………………………………..99
Bảng 3.12: Quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng vào bột dinh dưỡng trẻ em ………..102
Bảng 3.13: Quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng vào bột mì……………………………….102
Bảng 3.14: Kết quả khảo sát thực tiễn về các chương trình can thiệp và bổ sung vi chất
dinh dưỡng cho HSTH…………………………………………………………………………………….106
Bảng 4.1: Khảo sát về tính cần thiết của chương trình sữa học đường tại 7 địa phương
2016 ……………………………………………………………………………………………………………..133
Bảng 4.2: Kết quả khảo sát ý kiến về tính cần thiết của việc xây dựng và ban hành chính
sách bữa ăn học đường ở trường tiểu học…………………………………………………………..137
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các chính sách can thiệp …………….145
dinh dưỡng đối với HSTH……………………………………………………………………………….14
Nguồn: https://luanvanyhoc.com