Đặc điểm bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Đặc điểm bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Đặc điểm bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Lương Minh Hằng , Tống Minh Sơn , Trần Huy Thịnh, Phạm Tuệ Minh , Đinh Việt Hà , Khuất Thu Hương , Mai Thị Giang Thanh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh răng miệng là một trong những bệnh phổ biến nhất trên toàn cầu và gây ra gánh nặng nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế, giảm chất lượng cuộc sống. Theo y văn, những trẻ mắc hội chứng thận hư có sự tác động phá hủy mô cứng và các tổ chức quanh răng khi sử dụng kéo dài các loại thuốc trong điều trị bệnh. Ngoài ra, sự nhập viện thường xuyên và chế độ ăn uống riêng biệt cũng ảnh hưởng đến việc chăm sóc và phòng ngừa các bệnh răng miệng. Nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả các bệnh răng miệng của trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 407 trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trẻ nam mắc bệnh cao (309 trẻ chiếm 75,6%) , chỉ số vệ sinh răng miệng của trẻ ở ở mức trung bình, 63,9% trẻ viêm lợi, 12,3% trẻ viêm lợi phì đại, 78,6% trẻ bị sâu răng, chỉ số  sâu răng sữa của trẻ dmft/dmfs là 5,6/9,9; chỉ số sâu răng vĩnh viễn DFMT/DMFS là 1,4/1,8; 11,1% trẻ có khiếm khuyết phát triển men răng, gặp chủ yếu là dạng mờ đục ranh giới rõ.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới trong nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2017 ước tính rằng các bệnh răng miệng ảnh hưởng đến 3,5 tỷ người trên toàn thế giới, trong đó sâu răng  không  được  điều  trị  là  một  trong  những bệnh không truyền nhiễm phổ biến nhất.1Tại Việt Nam, Liên đoàn nha khoa quốc tế đã cảnh báo Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ trẻ mắc bệnh răng miệng cao nhất thế giới. Năm 2010, theo kết quả điều tra của Viện Đào đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội tại năm tỉnh thành trong cả nước thấy: tỉ lệ sâu răng sữa của trẻ từ bốn đến tám tuổi là 81,6%; sâu răng vĩnh viễn là 16,3%; 90,6% trẻ có cặn bám và 81,1% trẻ có cao răng.2 Đó là kết quả nghiên cứu trên những trẻ bình thường không có bệnh toàn thân kèm theo. Vậy câu hỏi đặt ra là: Sức khỏe răng miệng ở những trẻ có bệnh toàn thân như thế nào? Với những trẻ có bệnh toàn thân thì sức khỏe răng miệng ra sao, có có sự ảnh hưởng qua lại giữa bệnh răng miệng và bệnh toàn thân hay không? Tại Việt Nam hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến tình trạng răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát (HCTHTP). Năm 2018, nghiên cứu của Tống Minh Sơn và cộng sự (CS) trên 236 trẻ ở độ tuổi 6 – 14  thấy tỉ lệ sâu răng chung ở mức cao (90,7% trẻ), trong đó:3 tỉ lệ sâu răng sữa của trẻ 6 – 8 tuổi là 93,0%, chỉ số dmft/dmfs là 6,6/12,5. Tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn cao và gia tăng theo tuổi: 73,4% ở trẻ 9 – 11 tuổi và 87,1% ở trẻ 12 – 14 tuổi. Chỉ số DMFT/DMFS tăng theo lứa tuổi.

Đặc điểm bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Leave a Comment