ĐẶC ĐIỂM CHỈ SỐ TIM CỔ CHÂN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 LOÉT BÀN CHÂN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
ĐẶC ĐIỂM CHỈ SỐ TIM CỔ CHÂN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 LOÉT BÀN CHÂN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
Bùi Thế Long1, Đoàn Văn Đệ2, Bùi Mỹ Hạnh3
1 Bệnh viện Nội tiết trung ương
2 Học viện Quân Y
3 Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm chỉ số mạch cổ chân (CAVI)ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 loét bàn chân tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 176 bệnh nhân đái tháo đường typ 2có loét bàn chân đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu. Kết quả: Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 61,99 ± 11,11. Nam nhiều hơn nữ (59,7% và 40,3%). Thời gian mắc bệnh trên 10 năm là 58,5%. Trung bình CAVI bên phải là 9,41 ± 2,72; CAVI bên trái là 9,27 ± 2,23 và CAVI trung bình là 9,34 ± 2,29. Trung bình CAVI không liên quan đến giới tính (p>0,05). Trung bình CAVI nhóm ĐTĐ có THA cao hơn nhóm ĐTĐ không THA (9,85 ± 2,15 so với 8,37 ± 2,25, p<0,05). Kết luận: Trung bình CAVI ở bệnh nhân ĐTĐ có LBC tăng cao hơn bình thường. THA làm ảnh hưởng đến trung bình chỉ số CAVI.
Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 là một bệnh nội tiết -chuyển hóa thường gặp, tỷ lệ mắc đái tháo đường ngày càng gia tăng. Một trong các biến chứng có thể gây tàn phế cho người bệnh là biến chứng bàn chân đái tháo đường. Chỉ số tim -cổ chân (Cardio-Ankle Vascular Index -CAVI) là một chỉ số đánh giá độ cứng của mạch máu dựa trên nguyên lý của vận tốc lan truyền sóng mạch (PWV). Nhiều tác giả trên thế giới khuyến cáo sử dụng CAVI trên lâm sàng để khảo sát, sàng lọc và theo dõi xơ vữa động mạch đặc biệt ở những bệnh nhân nguy cơ cao như Đái tháo đường typ 2[1]. Ở Việt Nam những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về chỉ số CAVI trên những nhóm bệnh nhân có bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành hay suy thận [2]Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá chỉ số CAVI, homocystein và đo độ dầy lớp nội trung mạc động mạch chi dưới ở người bệnh đái tháo đường, đặc biệt ở nhóm đái tháo đường có loét bàn chân. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu mô tả đặc điểm chỉ số mạch cổ chân ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 loét bàn chân điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com