KẾT QUẢ PHẪU THUẬT XÂM LẤN TỐI THIỂU HÀN XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT QUA LỖ LIÊN HỢP ĐIỀU TRỊ TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT XÂM LẤN TỐI THIỂU HÀN XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT QUA LỖ LIÊN HỢP ĐIỀU TRỊ TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT XÂM LẤN TỐI THIỂU HÀN XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT QUA LỖ LIÊN HỢP ĐIỀU TRỊ TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG
Dương Tùng Anh1, Nguyễn Hoàng Long2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học trượt đốt sống thắt lưng của bệnh nhân được phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp và đánh giá kết quả phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp điều trị trượt đốt sống thắt lưng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu, tiến cứu 41 bệnh nhân được chẩn đoán xác định trượt đốt sống thắt lưng có chỉ định can thiệp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp tại khoa Phẫu thuật cột sống- Bệnh viện Hưu nghị Việt Đức.Kết quả: Tuổi trung bình 47,6±12,4; tỷ lệ nữ/nam 1,4; nguyên nhân thường gặp do gãy eo 29,3% và thoái hóa 63,4%; tầng trượt hay gặp nhất L4 53,7%, L5 34,1%; các triệu chứng bao gồm đau lưng 100%, đau rễ thần kinh 78%, rối loạn cảm giác 51,2%, đau cách hồi thần kinh 65,9%; VAS lưng, chân trước phẫu thuật 6,4±0,9, 5,4±2,3; ODI trước phẫu thuật 24±8,1%; tăng % trượt X-quang động so với X-quang thường 3,9±2,5% (p<0,01); thời gian phẫu thuật trung bình 140±35 phút; lượng máu mất trung bình 270±110ml; không biến chứng; thời gian nằm viện trung bình 6±2,1 ngày; thời gian đi lại sau mổ trung bình 2,4±0,7 ngày; có sự khác biệt giữa VAS lưng, chân trước phẫu thuật so với khi ra viện (p<0,001); giảm độ trượt trước phẫu thuật so với ra viện (p<0,001); 100% vít và miếng ghép đúng vị trí; chiều cao LTĐ trước phẫu thuật 2,9±0,15mm, sau phẫu thuật 5±1mm (p<0,001), kết quả sau 18 tháng theo Macnab: Rất tốt 12,2%; tốt 74,4%; khá 7,4%. Kết luận: Trượt đốt sống thắt lưng là một bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên do hai nguyên nhân chính là gãy eo và thoái hóa, các triệu chứng chính là đau lưng, đau rễ thần kinh, rối loạn cảm giác, việc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu giúp giảm lượng máu mất, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm biến chứng,  phục hồi sớm cho người bệnh.

Trượt  đốt  sống  (TĐS)  là  sự  di  chuyển  bất thường ra phía trước của thân đốt sống cùng với cuống, mỏm ngang và diện khớp phía trên [1]. Cơ  chế  của  bênh  khá  phức  tạp  và  còn  nhiều tranh  cãi,  tuy  nhiên  nguyên  nhân  được  chấp thuận nhiều nhất là do những vi chấn thương lặp đi lặp lại. Bệnh thường gặp nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên, vị trí hay gặp nhất là đoạn thấp của lưng, L5 khoảng 95% và giảm dần lên cao, theo Alan G.Shamrock và cộng sự 2019, tỷ lệ này là 90% đoạn L5-S1.Mục tiêu điều trị là giảm đau và cải thiện chất lượng  cuộc  sống  cho  bệnh  nhân,  điều  trị  nội khoa khi bệnh nhân chưa có biểu hiện về chèn ép thần kinh. Chỉ định phẫu thuật trong trường hợp điều trị nội khoa không kết quả, bệnh nhân đau  lưng  mạn  tính,  độ  trượt  tiến  triển,  hoặc trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện chèn ép thần kinh.Hiện nay, tại các trung tâm phẫu thuật thần kinh  chuyên  khoa  đã  tiến  hành  phẫu  thuật thường quy kĩ thuật cố định cột sống thắt lưng bằng nẹp vis qua cuống và hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp (TLIF) đem lại kết quả khả quan. Theo Nicandro 2004 nghiên cứu trên 24 bệnh nhân được phẫu thuật  bằng phương pháp TLIF cho kết quả rất tốt 83,3% bệnh nhân cải thiện  triệu  chứng  đau.  Theo  Kunder  2017  so sánh  giữa  TLIF  và  PLIF  cho  thấy  giảm  lượng máu mất trong mổ 418ml so với350ml, giảm tỷ lệ biến chứng rách màng cứng[7], tuy nhiên kĩ thuật phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp (MIS-TLIF) cho kết quả tốt hơn, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy MIS-TLIF giảm lượng máu mất trong phẫu thuật, giảm đau sau phẫu thuật tốt hơn, ít tổn  thương  mô  mềm,  rút  ngắn  thời  gian  nằm viện, giảm tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật[6],. Mặc dù vậy, cho đến nay tại Việt Nam vẫn còn ít nghiên cứu về kĩ thuật cũng như hiệu quả điều trị của phương pháp phẫu thuật này. Chính  vì vậy,  nghiên  cứu  này  được  thực  hiện  với  mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học trượt đốt  sống thắt lưng  và đánh giá  kết quả phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp điều trị trượt đốt sống thắt lưng

Chi tiết bài viết
Từ khóa
đau lưng, trượt đốt sống thắt lưng, thang điểm VAS, thang điểm ODI

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Vũ (2015). “Nghiên cứu điều trị trượt đốt sống thắt lưng bằng phương pháp cố định cột sống qua cuống kết hợp hàn xương liên thân đốt”. Luận án Tiến sĩ Y học. 
2. Phạm Vô Kỵ (2018). “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu điều trị trượt đốt sống thắt lưng một tầng”. Luận án Tiến sĩ Y học. 
3. Lê Ngọc Quang (2013). Nghiên cứu kết quả phẫu thuật bắt vít chân cung tối thiểu có sử dụng ống banh CASPAR điều trị trượt đốt sống thắt lưng một tầng. Luận án chuyên khoa II, Học viện Quân y. 
4. Nguyễn Hùng Minh, Nguyễn Xuân Phương (2010). Đánh giá lâm sàng, kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng bệnh lý bằng phẫu thuật nẹp vis qua cuống sống tại bệnh viện 103. Y học thực hành, 716:82-86. 
5.Phan Trọng Hậu (2006). Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bệnh trượt đốt sống thắt lưng do hở eo ở người trưởng thành. Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân y. 
6. Transforaminal Lumbar Interbody Fusion for the Treatment of Single-Level Spondylolisthesis Grades 1 and 2: A Systematic Review and Meta-Analysis”. World Neurosurg, 122 180-189. 
7.Kunder S, Rijkers K, Caelers I, et al (2017). “Lumbar Interbody Fusion, A Historical Overview and A Future Perspective”. SPINE, 43 1. 
8. Denard P J, Holton K F, Miller J, et al (2010). “Back pain, neurogenic symptoms, and physical function in relation to spondylolisthesis among elderly men”. The Spine Journal, 10 (10), 865-873. 
9. Vazan M, Gempt J, Meyer B, et al (2017). “Minimally invasive transforaminal lumbar interbody fusion versus open transforaminal lumbar interbody fusion: a technical description and review of the literature”. Acta Neurochirurgica, 159 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment