Đặc điểm của khí công

Đặc điểm của khí công

Khí công 4

Khí công là phương pháp tập tương đối toàn diện, vừa tiêu hao ít năng lượng, vừa đem lại kết quả nhiều

      Cơ thể con người là một khối thống nhất do nhiều cơ quan tổ chức hợp thành dưới sự chỉ đạo thống nhất của hệ thần kinh. Khai quat, cơ thể chia làm ba bộ phận lớn: một là nội tạng (gồm các hệ thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, sinh dục, tiết niệu, nội tiết), hai là hệ ngũ quan, ba là bộ khung. Khí côgn là phương pháp luyện tập tất cả các bộ phận đó, lấy luyện  hoạt động thần kinh (luyện ý) làm chính, luyện thở làm hỗ trợ, lấy luyện ở tư thế tĩnh để luyện nội tạng, luyện ở tư thế dộng để luyện ngũ quan gân cơ xương. Do luyện ở tư thế tĩnh nên không tiêu năng lượng nhiều như vận động, do khi cơ thể dãn, thần kinh được nghỉ ngơi yên tĩnh nên được bồi bổ nhiều, đem lại kết quả tốt.

Khí công là phương pháp luyện sự nghỉ ngơi yên tĩnh của hệ thần kinh là chính, chứ không lấy luyện hệ thống gân cơ làm chính như nhiều phơng pháp luyện tập khác

      Cơ thể của ta là hoạt động thống nhất và thích ứng được với hoàn cảnh bên trong và bên ngoài nhờ sự chỉ huy và hoạt động của hệ thần kinh. Hai quá trình cơ bản của hệ thần kinh là hưng phấn và ức chế. Từ lúc lọt lòng đến khi rời ghế nhàn trường ra nhận công tác, nói chung chúng ta họ và làm việc là chính. Chúng ta rất ít lưu ý đến việc học nghỉ ngơi tích cực chủ động, để có thể nghỉ ngơi tốt trong mọi tình huống. Muốn làm việc được tốt, phải được nghỉ ngơi đầy đủ, vì nghỉ ngơi là quá trình bù đắp những cái ta đã tiêu hao trong khi làm việc, nếu nghỉ ngơi không tốt sẽ không có đủ sức làm việc lâu dài và dẻo dai được.

      Khí công chính là phương pháp luyện tập sự chủ động nghỉ ngơi của vỏ não, lấy tập dãn và tập yên tĩnh làm hai yêu cầu của luyện tập. Vì từ nhỏ đến lớn, chúng ta ít được tập như thế này, nên lúc đầu thấy bỡ ngỡ. Nhưng nếu chịu khó tập, vẫn có thể nắm được phương pháp một cách dễ dàng.

Khí công là phương pháp thông qua tập nghỉ ngơi yên tĩnh (ức chế) của vỏ não để điều chỉnh những mất cân bằng của hệ thần kinh nói chung, hệ thần kinh thực vật nói riêng

      Các nội tạng hoạt động nhịp nhàng và thống nhất, đáp ứng được những yêu cầu của cơ thể trong quá trình thích ứng với ngoại cảnh, nội môi là nhờ hoạt động của hệ thần kinh thực vật. Mặt khác còn chịu sự chi phối của vỏ não, mà Bưkop gọi là quan hệ Vỏ não – Nội tạng. Hệ thần kinh thực vật là hệ hoạt động tự động. Ví dụ, khi ta chạy, cơ thể yêu cầu nhiều dưỡng khí, ta phải thở nhanh và sâu hơn để cung cấp đủ dưỡng khí cho cơ thể. Đêm ta ngủ tuy cơ thể nghỉ ngơi nhưng ta vẫn thở, tim vẫn đạp, dạ dày, ruột vẫn co bóp, thận vẫn bài tiết nước tiểu để duy trì hoạt động cần thiết của cơ thể. Những hoạt động trên đều do hệ thần kinh thực vật chi phối.

      Trong quá trình sống, chiếu đấu, lao động và học tập, trạng thái của cơ thể luôn luôn thay đổi, cho nên hệ thần kinh thực vật luôn luôn ở trạng thái hoạt động, có lúc mất cân bằng. Khi ta nghỉ ngơi, nó tự hồi phục. Trong những điều kiện nhất định của ngoạt cảnh và nội môi, hoạt động của hệ thần kinh thực vật có thể bị rối loạn gây nên bệnh như: hen, tim đập đồi hộp, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hoá,…Trong những trường hợp này thần kinh thực vật không tự hồi phục được trạng thái cân bằng. Người ta tìm nhiều cách ddể giúp nói phục hồi được trạng thái cân bằng, trong đó có phương pháp khí công.

      Bằng cách tập dãn và tập yên tĩnh (quá trình ức chế của vỏ não) chúng ta đã gián tiếp làm trung khu thần kinh thực vật cũng ở vào trạng thái ức chế nhất định, qua đó tự điều chỉnh lại được hoạt động bình thường; Tập thở theo nhịp điệu nhất định, êm nhẹ, đều hoặc êm nhẹ đều chậm sâu dài, ta có thể gián tiếp điều chỉnh được hoạt động của thần kinh thực vật. Như vậy khí công là phương pháp trực tiếp luyện tập hoạt động của vỏ não và luyện thở, để gián tiếp điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh thực vật.     

Khí công không những có tác dụng chữa bệnh, mà còn chữa cả người bệnh, nhất là những người mắc bệnh mạn tính

      Người mắc bệnh mạn tính thường trông chờ ỷ lại vào sự chữa bệnh của thầy thuốc, mà muốn khỏi bệnh nhanh chóng. Trong thực tế, bệnh mạn tính thường khó chữa, phải chữa lâu và nhiều khi mạng lại ít kết quả. Người bệnh có thể sẽ mất dần tin tưởng vào sự chữa bệnh của thầy thuốc. Cũng có người cho là bệnh của mình không thể chữa khỏi, đành mang bệnh suốt đời. Tính tình thì dễ cáu gắt, bi quan, tiêu cực mặc cho bệnh dày vò.

      Bệnh mạn tính tuy khó chữa nhưng có thể chữa khỏi. Nếu biết dựa vào sức khoẻ của bản thân mình là chính, cộng với sự hướng dẫn của chuyên môn, dùng những phương pháp tích cự có thể phát huy được tác dụng của những nhân tốt trong người để nâng cao dần sức khoẻ, phục hồi dần những chức năng bị rối loạn, vừa phòng không có bệnh tái phát, vừa chữa dần được bệnh. Sức khoẻ tăng, bệnh giảm dần, tâm tư tình cảm nhất định cũng sẽ thay đổi. Nếu người mắc bệnh mạn tính hiểu rõ được những điểu trên, chủ động tìm những biện pháp đấu tranh với bệnh tật, nhất định có nhiều khả năng chiến thắng được bệnh tật.

      Bằng cách luyện ý, người bệnh sẽ xây dựng cho mình những chính niệm (suy nghĩ có tác dụng tích cự tốt), gạt bỏ những ác niệm (suy nghĩ có tác dụng tiêu cực xấu), giảm bớt những tạp niệm (suy nghĩ lung tung không có lợi). Có suy nghĩ đúng về bệnh tật, về sức khoẻ, về công tác, có quyết tập tậm, có phương pháp tập thích hợp người bệnh có khả năng chữa dược bệnh cho mình, đồng thời xây dựng được con người có sinh hoạt điều độ, điềm đạm, lạc quan yêu đời, có ý chí chiến đấu và chiến thắng bệnh tật, chiến thắng mọi khó khăn trở ngại trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Khí công là phương pháp tự tập

      Càng dày công luyện tập thì kết quả càng cao. Là phương pháp hợp với tự nhiên, không tốn kém, không phiền phức, không đòi hỏi thiết bị, dụng cụ. Chỉ cần người bệh hiểu rõ trách nhiệm đối với sức khoẻ cua rminfh, dưới sự hướng dẫn của chuyên môn, mỗi ngày có thì giờ tập nhất định, như ăn, ngủ thì sẽ phát huy được tác dụng tích của của phương pháp này.

 

Leave a Comment