ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA BỆNH NHI SUY GIẢM MIỄN DỊCH TIÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA BỆNH NHI SUY GIẢM MIỄN DỊCH TIÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA BỆNH NHI SUY GIẢM MIỄN DỊCH TIÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Phan Nguyễn Liên Anh1, Huỳnh Nghĩa2, Nguyễn Minh Tuấn1, Bùi Chí Bảo3, Phạm Thị Thanh Thuỷ3, Hoàng Anh Vũ4, Phan Thị Xinh2
1 Bệnh viện nhi đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
3 Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
4 Trung tâm Y Sinh học Phân tử, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Suy giảm miễn dịch tiên phát (SGMDTP) là nhóm bệnh không đồng nhất gồm hơn 400 rối loạn đơn gen chịu trách nhiệm cho các thành phần khác nhau của hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu khảo sát các đột biến gen bằng nhiều kỹ thuật sinh học phân tử khác nhau. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả đặc điểm đột biến gen của bệnh nhi mắc SGMDTP. Thông tin được thu thập từ hồ sơ bệnh án của các bệnh nhi đã được chẩn đoán xác định SGMDTP bằng xét nghiệm gen giai đoạn 2013 -2022 tại bệnh viện nhi đồng 1 (BVNĐ1) TPHCM. Trong đó, các đột biến đã được xác định bằng nhiều phương pháp ban đầu khác nhau tuỳ theo đặc điểm lâm sàng và sinh học của mỗi phân nhóm. Các kỹ thuật gồm giải trình tự Sanger (SS), lai huỳnh quang tại chỗ (FISH), giải trình tự phát hiện đa hình số lượng bản sao (CNVs) và giải trình tự toàn bộ exon (WES) và kiểm tra lại bằng phương pháp SS. Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 75 bệnh nhân trong đó nhóm thiếu hụt kháng thể  chiếm tỷ lệ cao nhất (27%), tiếp theo là suy giảm miễn dịch kết hợp hội chứng (21%). Có 23% số ca có tiền sử gia đình gợi ý SGMDTP. Có 27% số ca tử vong sau thời gian theo dõi trung vị 21 tháng. Các đột biến đã được xác định ở 31 gen khác nhau với 82 biến thể và hơn 47% bệnh nhân có các khiếm khuyết là di truyền lặn liên kết X. Phần lớn các đột biến là sai nghĩa  (42%). Kết luận: Chẩn đoán sinh hoc phân tử là phần không thể thiếu trong việc chẩn đoán và quản lý bệnh nhân SGMDTP vì hướng điều trị và tiên lượng rất khác nhau giữa các nhóm.

SGMDTP là một nhóm bệnh không đồng nhất về kiểu hình và gen gây bệnh với các mức độ SGMD và rối loạn điều hòa miễn dịch khác nhau nên xét nghiệm di truyền ngày càng có tầm quan trọng trong việc chẩn đoán và quản lý bệnh nhân.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐối  tượng  nghiên  cứu. Tất  cả  bệnh  nhi được  chẩn  đoán  SGMDTP  có  đầy  đủ  thông  tin lâm sàng, tiền căn gia đình, cận lâm sàng (CLS) và đã chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm gen trong giai đoạn 2013 -2022 tại BVNĐ1 TPHCM. Cha/ mẹ/ người giám hộ ký cam kết đồng ý tham gia nghiên cứu và cho phép sử dụng thông tin di truyền cho mục đích nghiên cứu. SGMDTP được phân loại theo Liên minh Quốc tế về các Hiệp hội Miễn  dịch  (IUIS)  2019  [3].Nghiên  cứu  này đã được hội đồng y đức BVNĐ1 (157/QĐ-BVNĐ1) và hội  đồng  đạo  đức  Đại  học  y  dược  TPHCM (235/HĐĐĐ-ĐHYD) thông qua.Phương pháp nghiên cứuThiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca. Phương  pháp  tiến  hành:  DNA  bộ  gen  được chiết xuất từmáu ngoại vi bằng cách sử dụng QIAamp  DNA  Blood  Mini  Kit  (#  51104,  QIAGEN, Hà Lan). Khi bệnh nhi có đặc điểm lâm sàng và CLS phù hợp hội chứng (HC) mất gammaglobulin liên kết X (XLA), HC Wiskott Aldrich (WAS), HC thực  bào  máu  thể  gia  đình  (FHL),  HC Shwachmann Diamond (SDS), HC Griscelli loại 1 (GS1) thì kỹ thuật giải trình tự Sanger (SS) được áp  dụng.  Giải  trình  tự các genliên  quan được thực  hiện  trên  hệ  thống ABI   3500   Genetic Analyzer  (Applied  Biosystem). Phản  ứng  PCR khuếch đại các  gen được thực hiệnvới bộ kit TaKaRa Taq™ DNA Polymerase Hot Start (Takara Bio,   Japan).  Phản  ứng  SS  sử  dụng  bộ  kit BigDye™  Terminator  v3.1  Cycle  Sequencing  Kit (Thermo Scientific).Phân tích kết quả bằng phần mềm CLC Main Workbench v5.5sử dụng trình tự tham chiếu trên cơ sở dữ liệu NCBI.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment