Đặc điểm giấc ngủ ở người bệnh giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần-Bệnh viện Bạch Mai

Đặc điểm giấc ngủ ở người bệnh giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần-Bệnh viện Bạch Mai

Đặc điểm giấc ngủ ở người bệnh giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần-Bệnh viện Bạch Mai
Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Văn Tuấn, Lê Thị Cẩm Hương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang với mục tiêu mô tả đặc điểm giấc ngủ ở người bệnh giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai. 55 người bệnh được chẩn đoán xác định giai đoạn trầm cảm (F32.0, F32.1, F32.2, F32.3) theo tiêu chuẩn ICD10 có các vấn đề về giấc ngủ; có thông tin đầy đủ về hành chính, tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng; gia đình và bản thân người bệnh đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. Người bệnh giai đoạn trầm cảm có tỉ lệ nữ gấp 1,62 lần nam, nhóm tuổi thường gặp là 50 – 59 tuổi (30,9%), thời gian diễn biến bệnh cho tới khi đi khám phổ biến là 3 – 6 tháng (45,5%) với mức độ bệnh thường gặp nhất khi nhập viện là giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần (52,7%). Đánh giá về giấc ngủ của người bệnh, trung bình thời gian từ khi lên giường đến lúc đi vào giấc ngủ là 88,55 phút, thức giấc trong đêm 2,42 lần, dậy sớm hơn so với thường lệ 2,23 giờ. Mỗi đêm người bệnh ngủ được khoảng 3 tiếng và hiệu quả giấc ngủ thấp (48,21%). Đa số người bệnh mất ngủ, ngủ chập chờn (78,2%), 20% có ác mộng. Trong các loại mất ngủ của đối tượng nghiên cứu, thức dậy sớm hơn thường lệ chiếm tỷ lệ cao nhất (69,08%), tiếp đến là khó đi vào giấc ngủ (67,27%) và khó duy trì giấc ngủ (63,63%). 56,36% người bệnh có mất ngủ hoàn toàn.

Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần: chủ yếu là ức chế cảm xúc, ức chế tư duy, và ức chế vận động.1 Theo Tổ  chức Y  tế  thế  giới  năm  2021,  trầm  cảm là một căn bệnh phổ biến với ước tính 3,8% dân số bị ảnh hưởng, trong đó 5% người lớn bị trầm cảm và có xu hướng ngày càng tăng cao.2 Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật trên toàn thế giới và là nguyên nhân chính gây ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu, ảnh hưởng sâu sắc đến các khía cạnh cuộc sống của người bệnh.Triệu chứng lâm sàng của trầm cảm vô cùng đa dạng, trong đó rối loạn giấc ngủ chiếm 80 – 100% và ảnh hưởng đến 1/4 dân số thế giới trên các phương diện cuộc sống xã hội, nghề nghiệp cũng như trong hoạt động hàng ngày của  người  bệnh.3  Các  nghiên  cứu  cũng  đã quan sát thấy rằng sự kết hợp của rối loạn giấc ngủ và trầm cảm ảnh hưởng đến quỹ đạo của trầm cảm, tăng mức độ và thời gian của các đợt cũng như tỷ lệ tái phát trầm cảm.4 Người bệnh rối loạn giấc ngủ có nguy cơ bị trầm cảm gấp 10 lần, và rối loạn giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc tái diễn các đợt trầm cảm và trầm cảm trở thành mạn tính.5 Rối loạn giấc ngủ kéo dài là một trong các nguyên nhân chính khiến người bệnh trầm cảm phải đi khám bệnh

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment