Tình trạng thiếu vi chất kẽm, một số yếu tố liên quan và hiệu quả bổ sung kẽm ở bệnh nhi từ 2-36 tháng tuổi mắc viêm phổi tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (2017-2021)

Tình trạng thiếu vi chất kẽm, một số yếu tố liên quan và hiệu quả bổ sung kẽm ở bệnh nhi từ 2-36 tháng tuổi mắc viêm phổi tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (2017-2021)

Luận án tiến sĩ y học Tình trạng thiếu vi chất kẽm, một số yếu tố liên quan và hiệu quả bổ sung kẽm ở bệnh nhi từ 2-36 tháng tuổi mắc viêm phổi tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (2017-2021).Mặc dù có nhiều tiến bộ mới trong tiêm chủng và điều trị nhưng viêm phổi vẫn là tác nhân lớn nhất gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới trong suốt nhiều năm trở lại đây. UNICEF (2019) ước tính cứ 43 giây lại có một trẻ tử vong do viêm phổi. Tại Việt Nam, UNICEF ước tính riêng tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi đã chiếm tới 14% [1]. Hầu hết tất cả các ca tử vong do viêm phổi có thể được ngăn ngừa thông qua tiêm chủng hoặc chẩn đoán sớm và điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở trẻ em vẫn giảm chậm hơn nhiều so với các nguyên nhân khác [1], [2].

Ngoài ra, thiếu vi chất dinh dưỡng và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính xuất hiện chồng chéo và liên quan mật thiết đến nhau, do đó cần có các biện pháp can thiệp sáng tạo và hiệu quả hơn giúp giảm tỷ lệ tử vong do viêm phổi. Những cải tiến trong chế độ dinh dưỡng là một trong những nỗ lực toàn cầu hiện nay để giảm bớt gánh nặng bệnh tật và tử vong do nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp dưới (ALRIs) ở trẻ em sống ở các nước đang phát triển, trong đó kẽm trị liệu là một trong những can thiệp tiềm năng [3].
Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng tồn tại trong đó thiếu kẽm là một trong những vấn đề phổ biến, trong đó trẻ em là đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm cao nhất [4]. Sự thiếu hụt kẽm có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ
Vai trò của kẽm trong chức năng của hệ miễn dịch đã được chứng minh rất rõ ràng [7], kẽm điều chỉnh sự tăng sinh, biệt hóa, trưởng thành và hoạt động của bạch cầu, tế bào lympho, điều chỉnh các phản ứng viêm [8],[9], cải thiện độ thanh thải của niêm mạc đường hô hấp, cải thiện tính toàn vẹn của tế bào biểu mô phổi trong quá trình viêm hoặc tổn thương phổi [10], đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị các bệnh truyền nhiễm [11]. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tình trạng thiếu hụt kẽm cũng rất cao, đặc biệt nhóm trẻ bị viêm phổi nặng có tỷ lệ thiếu kẽm lên tới (80%) [5]. Tương ứng, mức kẽm huyết thanh thấp hơn 2 lần được quan sát thấy ở người bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính ở trẻ em [6]. 
Tuy vậy, vai trò của kẽm trong điều trị viêm phổi đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi và nhiều nghiên cứu vẫn còn đang thực hiện. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cũng khuyến cáo bổ sung kẽm có thể phòng ngừa và giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi, trẻ em sống ở các nước đang phát triển thiếu kẽm nên được bổ sung kẽm hàng ngày. Mục đích của điều trị này là để làm giảm mức độ nặng của tiêu chảy cấp và thúc đẩy quá trình phục hồi bệnh viêm phổi nặng ở các nước đang phát triển [12]. 
Vậy trẻ bị viêm phổi điều trị tại Bệnh viện Xanh Pôn có tỷ lệ thiếu kẽm là bao nhiêu? Bổ sung kẽm trong điều trị viêm phổi cùng với liệu pháp kháng sinh có hiệu quả như thế nào? Tìm lời giải cho các câu hỏi này sẽ giúp cho việc điều trị càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên cho đến nay tại Việt Nam có rất ít các nghiên cứu về bổ sung kẽm như một liệu pháp bổ trợ trong điều trị viêm phổi ở trẻ em.
Để góp phần cung cấp những chứng cứ khoa học nhằm đưa ra những đáp án phù hợp cho những câu hỏi nêu trên, đề tài “Tình trạng thiếu vi chất kẽm, một số yếu tố liên quan và hiệu quả bổ sung kẽm ở bệnh nhi từ 2-36 tháng tuổi mắc viêm phổi tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (2017-2021)” được thực hiện nhằm mục tiêu như sau:

MỤC TIÊU:
1.Mô tả tình trạng thiếu vi chất kẽm và một số yếu tố liên quan ở trẻ từ 2-36 tháng tuổi mắc viêm phổi tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, năm 2017-2021.
2.Đánh giá hiệu quả bổ sung vi chất kẽm trong hỗ trợ điều trị cho trẻ từ 2-36 tháng tuổi mắc viêm phổi tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Tổng quan về kẽm và vai trò sinh học của kẽm    3
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về kẽm    3
1.1.2. Chuyển hóa, hấp thu kẽm    3
1.1.3. Vai trò của kẽm đối với hệ miễn dịch    5
1.1.4. Kẽm và nhiễm vi khuẩn    15
1.1.5. Kẽm và nhiễm virut    16
1.2. Tổng quan viêm phổi trẻ em    16
1.2.1. Định nghĩa viêm phổi    16
1.2.2. Dịch tễ học viêm phổi trẻ em    16
1.2.3. Nguyên nhân viêm phổi    17
1.2.4. Biến chứng của viêm phổi trẻ em    17
1.2.5. Điều trị viêm phổi    18
1.2.6. Thiếu kẽm ở trẻ viêm phổi    18
1.3. Một số nghiên cứu về bổ sung kẽm trong điều trị viêm phổi    20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    25
2.1. Đối tượng nghiên cứu    25
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn    25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu    25
2.2.1. Thời gian nghiên cứu    25
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu    25
2.3. Phương pháp nghiên cứu    26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu    26
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu    26
2.3.3. Chọn mẫu và phân nhóm nghiên cứu    27
2.3.4. Quy trình nghiên cứu    28
2.3.5. Nội dung và các biến nghiên cứu    31
2.4. Sai số và phương pháp hạn chế sai số    40
2.4.1. Sai số hệ thống    40
2.4.2. Sai số ngẫu nhiên    41
2.5. Xử lý và phân tích số liệu    42
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu    42
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    44
3.1. Tình trạng thiếu kẽm và một số yếu tố liên quan    44
3.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu    44
3.1.2. Tình trạng thiếu kẽm và một số yếu tố liên quan    50
3.2. Hiệu quả bổ sung kẽm trong điều trị viêm phổi    56
3.2.1. Phân bố bệnh nhân ở hai nhóm nghiên cứu    56
3.2.2. Hiệu quả của bổ sung kẽm trong điều trị viêm phổi    62
Chương 4. BÀN LUẬN    70
4.1. Tình trạng thiếu kẽm và một số yếu tố liên quan    70
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    70
4.1.2. Tình trạng thiếu kẽm và một số yếu tố liên quan ở trẻ viêm phổi    77
4.2. Hiệu quả của bổ sung kẽm trong điều trị viêm phổi    83
4.2.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân ở hai nhóm trước can thiệp    83
4.2.2. Hiệu quả của bổ sung kẽm trong điều trị viêm phổi    87
KẾT LUẬN    101
KHUYẾN NGHỊ    104
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.     Phân loại suy dinh dưỡng theo WHO-2006    32
Bảng 2.2.     Phân chia các mức độ thiếu kẽm    40
Bảng 3.1.     Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới    44
Bảng 3.2.     Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư sinh sống    45
Bảng 3.3.     Tiền sử viêm phổi trước vào viện của đối tượng nghiên cứu    46
Bảng 3.4.     Trung bình cân nặng, chiều cao của đối tượng nghiên cứu    46
Bảng 3.5.     Tỷ lệ suy dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu    47
Bảng 3.6.     Thời gian sốt, ho trung bình    47
Bảng 3.7.     Các chỉ số sinh hoá của bệnh nhi viêm phổi    49
Bảng 3.8.     Các mức độ thiếu kẽm ở đối tượng nghiên cứu    50
Bảng 3.9.     Phân bố tình trạng thiếu kẽm theo nhóm tuổi    51
Bảng 3.10.     Nồng độ kẽm theo mức độ viêm phổi    52
Bảng 3.11.     Nồng độ kẽm theo mức độ suy hô hấp    53
Bảng 3.12.     Thời gian ho, sốt TB ở nhóm thiếu và không thiếu kẽm    54
Bảng 3.13.     Mối liên quan giữa tình trạng thiếu kẽm với một số yếu tố khác    55
Bảng 3.14.     Phân bố theo tuổi và giới trước can thiệp    56
Bảng 3.15.     Đặc điểm của 2 nhóm nghiên cứu trước can thiệp    57
Bảng 3.16.     Mức độ viêm phổi của hai nhóm trước can thiệp    58
Bảng 3.17.     Mức độ suy hô hấp của hai nhóm trước can thiệp    58
Bảng 3.18.     Trung bình các giá trị nhân trắc của hai nhóm trước can thiệp    59
Bảng 3.19.     Tỷ lệ SDD của hai nhóm trước can thiệp    59
Bảng 3.20.     Nồng độ kẽm trung bình của hai nhóm trước can thiệp    60
Bảng 3.21.     Phân bố mức độ thiếu kẽm của hai nhóm trước can thiệp    61
Bảng 3.22.     Trung bình các giá trị sinh hoá của hai nhóm trước can thiệp    61
Bảng 3.23.     Hiệu quả của can thiệp tới nồng độ kẽm huyết thanh    62
Bảng 3.24.     Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng thiếu kẽm huyết thanh    63
Bảng 3.25.     Hiệu quả điều trị đến tình trạng thiếu kẽm huyết thanh    64
Bảng 3.26.     Hiệu quả của can thiệp tới nồng độ Hb    64
Bảng 3.27.     Hiệu quả điều trị đến tình trạng thiếu máu    65
Bảng 3.28.     Hiệu quả của can thiệp tới nồng độ CRP    65
Bảng 3.29.     Hiệu quả điều trị đến phản ứng Viêm    66
Bảng 3.30.     Hiệu quả phòng bệnh đến phản ứng Viêm    66
Bảng 3.31.     Hiệu quả của can thiệp đến thời gian sốt, ho trung bình, thời gian phục hồi lâm sàng và thời gian điều trị    67
Bảng 3.32.     Hiệu quả của can thiệp đến diễn biến nặng lên    68
Bảng 3.33.     Hiệu quả của can thiệp đến thay đổi phác đồ kháng sinh    68
Bảng 3.34.     Hiệu quả phòng bệnh đến biến chứng viêm phổi    69
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.     Kẽm giảm viêm bằng giảm tập trung bạch cầu trung tính trong phổi    11
Hình 1.2.     Kẽm chống viêm tại phổi thông qua nhiều con đường tuyền tín hiệu    13
Hình 2.1.     Sơ đồ tóm tắt quá trình nghiên cứu    30
Hình 3.1.     Tiền sử sinh non của đối tượng nghiên cứu    45
Hình 3.2.     Mức độ viêm phổi của đối tượng nghiên cứu    48
Hình 3.3.     Mức độ suy hô hấp của đối tượng nghiên cứu    48
Hình 3.4.     Tỷ lệ thiếu kẽm ở đối tượng nghiên cứu    50
Hình 3.5.     Phân bố tỷ lệ thiếu kẽm theo giới    51
Hình 3.6.     Tỷ lệ thiếu kẽm theo mức độ viêm phổi    52
Hình 3.7.     Tỷ lệ thiếu kẽm theo mức độ suy hô hấp    53
Hình 3.8.     Tỷ lệ thiếu kẽm của hai nhóm trước can thiệp    60

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment