Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh Phú Thọ
Luận văn Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh Phú Thọ.Hội chứng chuyển hoá (HCCH: metabolic syndrome) là sự tập hợp của nhiều triệu chứng gồm: sự bất thường glucose máu, tăng huyết áp (THA), kháng insulin, béo phì (béo bụng) và rối loạn lipid máu (RLLP) máu… và đang có xu hướng tăng nhanh ở nhiều quốc gia nhất là ở các nước phát triển và đang phát triển. Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF: International Diabetes Federation – 2006) ở Việt Nam tỷ lệ HCCH chiếm 18,5% [37].
Luận văn Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh Phú Thọ.Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO: World Health Organization) năm 2008: hàng năm có 17,3 triệu người chết do bệnh tim mạch (BTM), tử vong do bệnh tim mạch cao ở các nước đang phát triển và chậm phát triển (gần 80%). Dự đoán đến năm 2030 có khoảng 23,6 triệu người chết do mắc bệnh tim mạch [79]. Nhiều nghiên cứu cho thấy hội chứng chuyển hóa có mối liên quan chặt chẽ đến bệnh tim mạch nói chung và bệnh động mạch vành (ĐMV) nói riêng theo thang điểm Framingham, khi người có hội chứng chuyển hóa bị mắc bệnh tim mạch, bệnh động mạch vành thì nguy cơ cao liên quan đến tử vong và tàn phế. Lakka HM và CS (2002) nghiên cứu 1209 người nam giới có tuổi từ 42-60 thấy tỷ lệ chết do bệnh động mạch vành và bệnh tim mạch ở người có hội chứng chuyển hóa cao gấp 3,77 và 3,55 lần so với người không có hội chứng chuyển hóa [35], [62], [71].
Tăng huyết áp nguyên phát đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng và chiếm tỷ lệ cao ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam [12], [17], [95]. Theo WHO dự báo đến năm 2025 thế giới có khoảng 1,56 tỷ người bị tăng huyết áp, trong đó khu vực Đông Nam Á hàng năm có khoảng 1,5 triệu người chết do tăng huyết áp, ở Việt Nam theo thống kê của WHO năm 2008 thì tỷ lệ tăng huyết áp nguyên phát chiếm 26,1% [94]. Tăng huyết áp nguyên phát đã trở thành một vấn đề về sức khoẻ cộng đồng được quan tâm trong
những năm gần đây, bởi tăng huyết áp thường gây ra những biến chứng như:
đột quỵ não (ĐQN), bệnh động mạch vành… làm tàn phế hoặc tử vong cho người bị bệnh [12], [34]. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp tương đối cao (khoảng 50-70%) [9], [13]. Đồng thời ở bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa nguy cơ tổn thương các cơ quan đích và bị bệnh tim mạch, bệnh động mạch vành cao hơn so với bệnh nhân tăng huyết áp không có hội chứng chuyển hóa [60], [61], [68], [89]. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nghiên cứu các tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa còn chưa được quan tâm nhiều.
Phú Thọ là một tỉnh miền núi, chủ yếu là người Kinh, Mường, Tày sinh sống, trình độ dân trí chưa cao nên sự hiểu biết về các yếu tố nguy cơ (YTNC) liên quan đến tăng huyết áp nguyên phát, hội chứng chuyển hóa còn nhiều hạn chế. Sự phát triển về kinh tế kéo theo thói quen chế độ ăn nhiều năng lượng, lối sống tĩnh tại cùng các yếu tố nguy cơ khác làm cho tỷ lệ bệnh tăng huyết áp có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Xuất phát từ các yếu tố bệnh lý và địa dư nói trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh Phú Thọ” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh Phú Thọ.
2. Đánh giá tổn thương một số cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………….1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ………………………………………………………………………3
1.1. Tăng huyết áp nguyên phát ở người lớn tuổi …………………………………….3
1.1.1. Các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp ……………………………………………..3
1.1.2. Chẩn đoán tăng huyết áp………………………………………………………….5
1.1.3. Tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp…………………………………6
1.2. Hội chứng chuyển hoá …………………………………………………………………..8
1.2.1. Khái niệm về hội chứng chuyển hoá………………………………………….8
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng chuyển hoá…………………………….12
1.2.3. Tình hình nghiên cứu hội chứng chuyển hoá trong và ngoài nước
ở bệnh nhân tăng huyết áp……………………………………………………………….19
1.3. Mối liên quan giữa tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa với bệnh
tim mạch…………………………………………………………………………………………..20
1.3.1. Tăng huyết áp và bệnh tim mạch …………………………………………….20
1.3.2. Hội chứng chuyển hóa và bệnh tim mạch…………………………………21
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………….23
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu…………………………………….23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ………………………………………………………………..23
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………………….23
2.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………23
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:………………………………………………………………23
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ……………………………………………………..23
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………………..24
2.4.1. Một số thông số chung …………………………………………………………..24
2.4.2. Chỉ tiêu lâm sàng…………………………………………………………………..24
2.4.3. Chỉ tiêu cận lâm sàng ……………………………………………………………25
2.5. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………………………..25
2.5.1. Đo huyết áp ………………………………………………………………………….26
2.5.2. Đo một số chỉ số nhân trắc……………………………………………………..27
2.5.3. Xét nghiệm sinh hóa: …………………………………………………………….28
2.5.4. Chẩn đoán HCCH ở bệnh nhân THA: ……………………………………..30
2.5.5. Làm điện tim ………………………………………………………………………..30
2.5.6. Tìm tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA:………………………31
2.6. Vật liệu nghiên cứu ……………………………………………………………………..32
2.7. Xử lý số liệu ……………………………………………………………………………….32
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………33
3.1. Đặc điểm chung ở bệnh nhân tăng huyết áp ……………………………………33
3.2. Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp …………………………..38
3.3. Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng
chuyển hóa………………………………………………………………………………………..46
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………..52
4.1. Đặc điểm chung ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát …………………52
4.1.1. Tuổi và giới ………………………………………………………………………….52
4.1.2. Các chỉ số nhân trắc ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát ……..52
4.1.3. Rối loạn glucose máu lúc đói ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát .53
4.1.4. Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát………..54
4.2. Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát ………..54
4.2.1. Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát…54
4.2.2. Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
có thừa cân và béo, béo bụng…………………………………………………………..57
4.2.3. Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
có rối loạn glucose máu lúc đói ……………………………………………………….58
4.2.4. Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
có rối loạn lipid máu ………………………………………………………………………59
4.2.5. Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
nam có hút thuốc lá ………………………………………………………………………..61
4.3. Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có
hội chứng chuyển hóa ………………………………………………………………………..62
4.3.1. Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát…….62
4.3.2. Tổn thương não ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có hội
chứng chuyển hóa…………………………………………………………………………..64
4.3.3. Tổn thương thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có hội
chứng chuyển hóa…………………………………………………………………………..66
4.3.4. Tổn thương tim ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có hội
chứng chuyển hóa…………………………………………………………………………..67
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………73
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………………
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 1.1. Các tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH hiện nay …………………………………11
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi và giới của bệnh nhân tăng huyết áp……………………..33
Bảng 3.2. Một số yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp nguyên phát …………………34
Bảng 3.3. Các chỉ số nhân trắc ở bệnh nhân tăng huyết áp ………………………….34
Bảng 3.4. Mạch, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và phân độ tăng
huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp…………………………………………35
Bảng 3.5. Nồng độ Glucose, Cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C,
Trigyceride và Ure, Creatinin máu ở bệnh nhân tăng huyết áp ……36
Bảng 3.6. Tăng nồng độ Cholesterol toàn phần, LDL-C, Trigyceride, giảm
HDL-C và rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp……………37
Bảng 3.7. Hội chứng chuyển hóa ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có BMI
≥ 23 và nhóm có BMI < 23 …………………………………………………….40
Bảng 3.8. Hội chứng chuyển hóa ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp theo
phân độ chỉ số BMI ……………………………………………………………….41
Bảng 3.9. Hội chứng chuyển hóa ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có tăng
WHR và không tăng WHR……………………………………………………..41
Bảng 3.10. Hội chứng chuyển hóa ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có tăng
Cholesterol toàn phần máu……………………………………………………..43
Bảng 3.11. Hội chứng chuyển hóa ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có tăng
LDL-C máu …………………………………………………………………………44
Bảng 3.12. Hội chứng chuyển hóa ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có
giảm HDL-C máu………………………………………………………………….44
Bảng 3.13. Hội chứng chuyển hóa ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có tăng
Triglyceride máu …………………………………………………………………..45
Bảng 3.14. Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp ………………..46
Bảng 3.15. Biến đổi điện tim ở bệnh nhân tăng huyết áp…………………………….46
Bảng 3.16. Phân độ nguy cơ 10 năm bệnh động mạch vành theo Framingham
ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa…………….47
Bảng 3.17. Tần suất nguy cơ cao, rất cao 10 năm bệnh động mạch vành
theo thang đểm Framingham ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp
có hội chứng chuyển hóa………………………………………………………..
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Trang
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ có HCCH ở một số quốc gia trên thế giới……………………..10
Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ có HCCH ở một số quốc gia châu Á (Thống kê IDF: 2006)….11
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân tăng huyết áp theo giới……………………………33
Biểu đồ 3.2. Protein niệu ở bệnh nhân tăng huyết áp ………………………………..35
Biểu đồ 3.3. Phân độ tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp ………………….36
Biểu đồ 3.4. Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp……………………….37
Biểu đồ 3.5. Rối loạn Glucose máu lúc đói ở bệnh nhân tăng huyết áp……….38
Biểu đồ 3.6. Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp …………………38
Biểu đồ 3.7. Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp phân theo giới ….39
Biểu đồ 3.8. Hội chứng chuyển hóa ở bệnh tăng huyết áp phân theo độ tuổi .39
Biểu đồ 3.9. Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp theo phân
độ tăng huyết áp ………………………………………………………………..40
Biểu đồ 3.10. Hội chứng chuyển hóa ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có
rối loạn Glucose máu lúc đói ………………………………………………42
Biểu đồ 3.11. Hội chứng chuyển hóa ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có
rối loạn Lipid máu……………………………………………………………..43
Biểu đồ 3.12. Hội chứng chuyển hóa ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp nam
có hút thuốc lá…………………………………………………………………..45
Biểu đồ 3.13. Phân độ nguy cơ bệnh động mạch vành theo thang điểm
Framingham ……………………………………………………………………..47
Biểu đồ 3.14. Tổn thương não ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có hội
chứng chuyển hóa ……………………………………………………………..48
Biểu đồ 3.15. Tổn thương thận ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có hội
chứng chuyển hóa ……………………………………………………………..49
Biểu đồ 3.16. Tổn thương tim ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có hội
chứng chuyển hóa ……………………………………………………………..50
Biểu đồ 3.17. Tần suất nguy cơ 10 năm bệnh động mạch vành theo thang
điểm Framingham ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có hội
chứng chuyển hóa ……………………………………………………………..5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com