Đánh giá tác dụng của phương pháp nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh điều trị cai nghiện thuốc lá
Luận văn Đánh giá tác dụng của phương pháp nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh điều trị cai nghiện thuốc lá.Thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất mà thế giới phải đối mặt, giết chết hơn 8 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới. Trong đó có hơn 7 triệu ca tử vong này là kết quả của việc sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu ca tử vong do hút thuốc lá thụ động [1]. Tại Việt Nam, theo thống kê điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (GATS 2015), đã cho thấy có 22,5% dân số trên 15 tuổi đang hút thuốc lá, tương đương với 15,6 triệu người[2].
Khoảng 80% trong số 1,1 tỷ người hút thuốc trên toàn thế giới sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi gánh nặng của bệnh tật và tử vong liên quan đến thuốc lá là nặng nhất. Sử dụng thuốc lá góp phần làm tăng tỷ lệ nghèo đói do họ phải giảm bớt các nhu cầu cơ bản như thực phẩm và nơi ở. Hành vi chi tiêu này rất khó để kiềm chế vì thuốc lá mang tính chất gây nghiện.
Nguyên nhân cơ bản gây nên những tác hại về sức khỏe này chính là do trong thuốc lá có khoảng 7000 chất hóa học, trong đó có 250 chất gây hại và ít nhất 69 chất gây ung thư [3][4][5]và đặc biệt có nicotin – một chất gây nghiện quyết định sự phụ thuộc và chống lại các cố gắng bỏ thuốc lá. Thuốc lá còn gây ra các bệnh lý mạn tính trầm trọng khác như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay ung thư[6].
Bên cạnh đó, chi phí kinh tế của việc sử dụng thuốc khá là lớn, bao gồm chi phí chăm sóc sức khỏe để điều trị bệnh do sử dụng thuốc lá cũng như nguồn nhân lực lao động bị mất do bệnh tật và tử vong vì sử dụng thuốc lá.
Trên toàn Thế giới mỗi năm ước tính sử dụng thuốc lá gây thiệt hại khoảng 500 tỷ đô la Mỹ. Tại Việt Nam, năm 2012 người dân Việt Nam đã chi 22 nghìn tỷ đồng cho mua thuốc lá, chưa kể các chi phí do bệnh lý mà hút thuốc lá gây ra là hơn 23 tỷ đồng mỗi năm. Chi tiêu về thuốc lá đã làm giảm các chi tiêu thiết yếu khác của hộ gia đình, đặc biệt gia đình có thu nhập thấp. Các chi2 tiêu này chiếm gần 5% ở những hộ nghèo cao hơn chi tiêu về y tế hay giáo dục[7].
Với xu thế hiện nay, ngày càng có nhiều phương pháp cũng như các chương trình phòng chống và cai nghiện thuốc lá ra đời. Về y học hiện đại, những phương pháp đã tiến hành như viên dán nicotine, laser, tâm lý liệu pháp…. Y học cổ truyền cũng có nhiều phương pháp cai nghiện thuốc lá trong đó phương pháp nhĩ áp là một phương pháp được chứng minh có nhiều hiệu quả trong cai nghiện thuốc lá với tác dụng làm giảm hội chứng cai giúp bệnh nhân vượt qua khó khăn trong quá trình cai nghiện[8]. Triệu chứng của hội chứng cai là một rào cản lớn trong quá trình cai nghiện thuốc lá của bệnh nhân, các triệu chứng này gồm có: thèm thuốc, căng thẳng, cáu gắt, mất ngủ…liên quan nhiều đến sự rối loạn của hoạt động tâm thần kinh của cơ thể mà theo y học cổ truyền đó là sự mất thăng bằng về mặt âm dương. Chúng tôi nhận thấy luyện thở dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng là phương pháp có tác dụng cân bằng âm dương, thiên về tác động điều hòa hệ thống tâm thần kinh của cơ thể con người, ngoài ra tập luyện thở còn rất tốt cho những người bị bệnh hô hấp là những bệnh mà người hút thuốc rất hay gặp phải vì vậy mà luyện thở dưỡng sinh cũng là một phương pháp thích hợp để điều trị cai nghiện thuốc lá. Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn hai phương pháp nhĩ áp và luyện thở dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng để tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tác dụng của phương pháp nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh điều trị cai nghiện thuốc lá” để nâng cao hiệu quả điều trị với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng của phương pháp nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng điều trị cai nghiện thuốc lá trên một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………….. 3
1.1. Tình hình sử dụng thuốc lá trên thế giới và Việt Nam …………………….. 3
1.1.1. Tình hình sử dụng thuốc lá trên thế giới………………………………….. 3
1.1.1. Tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam…………………………………. 3
1.2. Tổng quan về Thuốc lá………………………………………………………………… 4
1.2.1. Cây thuốc lá ………………………………………………………………………… 4
1.2.2. Thuốc lá………………………………………………………………………………. 4
1.2.4. Tác hại của hút thuốc lá: ……………………………………………………….. 5
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ hút thuốc lá…………………………….. 7
1.3. Nghiện thuốc lá ………………………………………………………………………….. 8
1.3.1. Khái niệm nghiện thuốc lá. ……………………………………………………. 8
1.3.2. Cơ chế nghiện thuốc lá và cơ chế cai nghiện thuốc lá……………….. 8
1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện thuốc lá và các tiêu chuẩn liên quan…. 10
1.4.1. Chẩn đoán xác định nghiện thuốc lá……………………………………… 10
1.4.2. Đánh giá tình trạng nghiện thuốc lá………………………………………. 11
1.5. Phương pháp điều trị nghiện thuốc lá ………………………………………….. 14
1.5.1. Y học hiện đại cai nghiện thuốc lá………………………………………… 14
1.5.2. Y học cổ truyền cai nghiện thuốc lá ……………………………………… 14
1.6. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về phương pháp nhĩ châm và
dưỡng sinh…………………………………………………………………………….. 23
1.6.1 Nghiên cứu về nhĩ châm ………………………………………………………. 27
1.6.2 Nghiên cứu về dưỡng sinh ……………………………………………………. 28CHƯƠNG 2. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ ………………………………………. 30
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………………………. 30
2.1. Chất liệu nghiên cứu …………………………………………………………………. 30
2.2. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………….. 31
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân …………………………………………………. 31
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ ……………………………………………………………… 32
2.3. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………. 32
2.4. Thời gian nghiên cứu ………………………………………………………………… 32
2.5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 33
2.5.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………….. 33
2.5.2. Tiến hành nghiên cứu………………………………………………………….. 33
2.6. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu. ………………………………………………………… 35
2.7. Biến số và chỉ số nghiên cứu. …………………………………………………….. 35
2.8. Cách thu thập và đánh giá số liệu ……………………………………………….. 38
2.7.1. Cách thu thập số liệu…………………………………………………………… 38
2.7.2. Các chỉ tiêu chung đánh giá đối tượng. …………………………………. 38
2.9. Sai số và biện pháp khắc phục. ………………………………………………….. 41
2.10. Xử lý số liệu…………………………………………………………………………… 42
2.11. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………….. 43
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………….. 44
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………. 45
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu…………………………………….. 45
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới tính. …………………….. 45
3.1.2. Lý do bắt đầu hút thuốc lá……………………………………………………. 46
3.1.3. Số năm hút thuốc lá…………………………………………………………….. 47
3.1.4. Số lượng điếu thuốc hút trong ngày………………………………………. 48
3.1.5. Tổng số lần bỏ thuốc lá……………………………………………………….. 49
3.1.6. Lần bỏ thuốc lâu nhất………………………………………………………….. 50
3.1.7. Lý do cai thuốc lá……………………………………………………………….. 513.1.8. Mức độ nghiện thực thể theo thang điểm Fagerstrom……………… 52
3.1.9 Quyết tâm cai thuốc lá …………………………………………………………. 53
3.2. Kết quả điều trị…………………………………………………………………………. 54
3.2.1. Sự cải thiện các triệu chứng của hội chứng cai ………………………. 54
3.2.2. Đánh giá kết quả dựa trên thang điểm MPSS…………………………. 55
3.2.3. Thay đổi nồng độ khí CO trước và sau điều trị ………………………. 56
3.2.4. Đánh giá kết quả điều trị dựa trên nồng độ CO………………………. 57
3.2.5. Tương quan giữa kết quả điều trị và một số đặc điểm của bệnh
nhân………………………………………………………………………………. 58
3.2.6. Sự thay đổi nhịp tim và huyết áp ………………………………………….. 61
3.2.7. Các chỉ số xét nghiệm…………………………………………………………. 61
3.3.8. Theo dõi tác dụng không mong muốn …………………………………… 63
3.2.9. Đánh giá kết quả cai nghiện thuốc lá 1 tháng sau đợt điều trị…… 63
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN…………………………………………………………………… 64
4.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu………………………………. 64
4.1.1. Tuổi và giới tính…………………………………………………………………. 64
4.1.2. Lý do bắt đầu hút thuốc lá……………………………………………………. 65
4.1.3 Số năm hút thuốc lá……………………………………………………………… 66
4.1.4. Số điếu thuốc lá hút trong ngày ……………………………………………. 67
4.1.5. Tổng số lần cai thuốc lá ………………………………………………………. 68
4.1.6. Lần bỏ thuốc lâu nhất………………………………………………………….. 68
4.1.7. Lý do cai thuốc lá……………………………………………………………….. 69
4.1.7. Mức độ nghiện thực thể ………………………………………………………. 70
4.1.8. Quyết tâm cai thuốc lá ………………………………………………………… 70
4.2. Kết quả điều trị của bệnh nhân nghiên cứu…………………………………… 71
4.2.1. Sự cải thiện các triệu chứng của hội chứng cai ………………………. 71
4.2.2. Đánh giá dựa trên thang điểm MPSS……………………………………. 73
4.2.3. Đánh giá kết quả điều trị dựa theo nồng độ CO ……………………… 744.2.4. Tương quan giữa kết quả điều trị và một số đặc điểm của bệnh
nhân………………………………………………………………………………. 77
4.2.5. Tương quan giữa kết quả điều trị và thang điểm MPSS…………… 79
4.3. Các huyệt sử dụng trong nghiên cứu và luyện thở dưỡng sinh. ………. 79
4.4. Tác dụng không mong muốn ……………………………………………………… 82
4.4.1. Thay đổi nhịp tim và huyết áp trước và sau điều trị ………………… 82
4.4.2. Các chỉ số xét nghiệm trước và sau điều trị……………………………. 82
4.4.3. Theo dõi tác dụng không mong muốn …………………………………… 83
4.5. Đánh giá kết quả cai nghiện thuốc lá 1 tháng sau đợt điều trị…………. 83
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….. 85
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………… 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi………………………………………………….. 45
Bảng 3. 2 Phân bố bệnh nhân theo giới tính …………………………………………… 45
Bảng 3. 3 Các triệu chứng của hội chứng cai …………………………………………. 54
Bảng 3. 4 Kết quả theo thang MPSS……………………………………………………… 55
Bảng 3. 5 Nồng độ khí CO…………………………………………………………………… 56
Bảng 3. 6 Kết quả dựa theo nồng độ CO ……………………………………………….. 57
Bảng 3. 7 Tương quan giữa kết quả điều trị nhóm tuổi ……………………………. 58
Bảng 3. 8 Tương quan giữa kết quả điều trị và mức độ nghiện…………………. 59
Bảng 3. 9 Tương quan giữa kết quả điều trị và quyết tâm cai ………………….. 59
Bảng 3. 10 Tương quan giữa kết quả điều trị và thang MPSS …………………. 60
Bảng 3. 11 Sự thay đổi nhịp tim và huyết áp………………………………………….. 61
Bảng 3. 12 Các chỉ số nước tiểu……………………………………………………………. 61
Bảng 3. 13 Các chỉ số huyết học…………………………………………………………… 61
Bảng 3. 14 Các chỉ số sinh hóa máu …………………………………………………….. 62
Bảng 3. 15 Tác dụng không mong muốn……………………………………………….. 63
Bảng 3. 16 Kết quả 1 tháng sau đợt điều trị……………………………………………. 63
Nguồn: https://luanvanyhoc.com