Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân Bướu nhân tuyến giáp được phát hiện tình cờ tại phòng khám khoa Nội tiết-Bệnh viện Bạch Mai năm 2019-2020

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân Bướu nhân tuyến giáp được phát hiện tình cờ tại phòng khám khoa Nội tiết-Bệnh viện Bạch Mai năm 2019-2020

Đề cương luận văn thạc sĩ y học Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân Bướu nhân tuyến giáp được phát hiện tình cờ tại phòng khám khoa Nội tiết-Bệnh viện Bạch Mai năm 2019-2020.Bướu nhân tuyến giáp là tình trạng có sự xuất hiện một hoặc nhiều nhân trong nhu mô tuyến giáp, bao gồm cả tổn thương lành tính và ác tính. Đây là một bệnh lý nội tiết rất thường gặp, đứng hàng thứ hai sau bệnh lý đái tháo đường. Theo tổ chức y tế thế giới ( WHO: World Health Organization) công bố năm 1995, tỉ lệ bướu nhân tuyến giáp chiếm 5% dân số toàn cầu từ 16 tuổi trở lên.[1]
Ở Mỹ, theo dữ liệu nghiên cứu ở Framingham tần suất bướu nhân tuyến giáp phát hiện qua thăm khám lâm sàng chỉ chiếm 4-7%[2], tuy nhiên với sự phát triển của siêu âm, tần suất nhân giáp được phát hiện qua siêu âm có thể lên đến 19-67%  và tăng lên theo tuổi[3]
Ở Việt Nam tuy chưa có thống kê quốc gia nhưng thống kê ở một số khu vực cho thấy tỷ lệbướu nhân tuyến giáp cao đáng kể. Theo nghiên cứu Đỗ Thanh Bình và cộng sự thấy tỉ lệ bướu nhân tuyến giáp trên lâm sàng là 6,2%, trên siêu âm là 11,6%[4].


Ung thư tuyến giáp là ung thư của biểu mô tế bào nang giáp ( ung thư thể nhú, ung thư thể nang, ung thư thể kém biệt hóa) hoặc từ tế bào cạnh nang giáp ( ung thư thể tủy). Ung thư tuyến giáp chiếm 1% các loại ung thư và 0,5% tổng số tử vong do ung thư, 63.000 trường hợp được báo cáo hàng năm, tỷ lệ mới mắc hàng năm tăng lên 2,2-17,9% mỗi năm[5]. Hàng năm Hiệp hội ung thư Mỹ ước tính có khoảng 17000 ung thư tuyến giáp được chẩn đoán và có 1300 trường hợp tử vong[6]. Ung thư tuyến giáp là loại ung thư tiên lượng tốt do tiến triển chậm, di căn xa ít, do đó nếu chẩn đoán sớm và điều trị tốt thì tỷ lệ sống sót cao. Điều đáng được quan tâm là tỷ lệ ung thư tuyến giáp ở các bước giáp nhân đơn độc không phải hiếm, theo một số thống kê tỷ lệ này chiếm khoảng 5%[7]. Tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp không triệu chứng lâm sàng lên đến 35% khi khám nghiệm tử thi.[8]
Theo thống kê tại BV Nội tiết Trung ương: Năm 2016 có 1327/6433 ca ung thư tuyến giáp (20,62%), năm 2017 có 2526/7883 ca ung thư tuyến giáp (32,04%), năm 2018 có 3757/9199 ca ung thư tuyến giáp (40,84%).????
Siêu âm là một phương tiện đáng tin cậy trong chẩn đoánbướu nhân tuyến giápvà giúp phát hiện bướu nhân tuyến giáp mà lâm sàng bỏ sót và phát hiện sự thay đổi cấu trúc tuyến giáp từ rất sớm. Do vậy nhiều tác giả như Lê Hồng Cúc, Douglas, Wolinski đã đề xuất nên sử dụng siêu âm là một phương tiện sàng lọc bướu nhân tuyến giáp. [9][10][11]
Chọc hút kim nhỏ là kỹ thuật đơn giản nhưng rất giá trị vì có thể cung cấp các thông tin trực tiếp và đặc hiệu về một nhân tuyến giáp. Theo AACE CHKN là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay trong phân biệt nhân giáp lành tính và ác tính với độ chính xác lên tới 95% nếu người chọc có kinh nghiệm và người đọc có trình độ [12]. Theo các nghiên cứu kỹ thuật này có tỷ lệ âm tính giả là 1-11%, tỷ lệ dương tính giả 1-8%, độ nhạy 68-98%, độ đặc hiệu 72-100%[13][14].  Xét nghiệm cho kết quả nhanh, an toàn, giá trị cao có thể làm tế bào tại u hoặc hạch
Có lớn hơn 50% bướu nhân giáp không được phát hiện trên LS, khả năng phát hiện tăng lên gấp 10 lần khi sử dụng phương pháp siêu âm và chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ.[6]
Bướu nhân tuyến giáp là một bệnh hay gặp, nhưng đa số bướu nhân lại không có triệu chứng, thường phát hiện tình cờ bởi chính bệnh nhân, người thân trong gia đình hoặc thầy thuốc khi đi khám các bệnh khác hay đi kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên có 5- 15% bướu nhân tuyến giáp là ác tính[14], mặt khác khi bướu to ra có thể gây chèn ép tổ chức xung quanh, hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vì vậy việc phát hiện sớm, chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời là việc làm hết sức quan trọng trong việc cải thiện tiên lượng bệnh, cũng như làm giảm gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân Bướu nhân tuyến giáp được phát hiện tình cờ tại phòng khám khoa Nội tiết-Bệnh viện Bạch Mai năm 2019-2020” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân bướu nhân tuyến giápđược phát hiện tình cờ tại phòng khám khoa Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai năm 2019-2020
2. Xác định tỉ lệ, mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân UTTG trong nhóm bướu nhân tuyến giápđược phát hiệntình cờ tại khoa Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai năm 2019-2020

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT    8
ĐẶT VẤN ĐỀ    9
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU    12
1.1.    Lịch sử nghiên cứu    12
1.1.1.    Trên thế giới    12
1.1.2.    Tại Việt Nam    12
1.2.    Nhắc lại giải phấu và sinh lý tuyến giáp    13
1.2.1.    Giải phẫu tuyến giáp    13
1.2.2.    Giải phẫu    13
1.2.3.    Sinh lý học tuyến giáp    15
1.3.    Hiểu biết cơ bản về bướu nhân tuyến giáp    18
1.3.1.    Dịch tễ học    18
1.3.2.    Phân loại bướu nhân tuyến giáp    20
1.3.3.    Bệnh nguyên    20
1.3.4.    Các giai đoạn hình thành nhân giáp    22
1.3.5.    Tiến triển của bướu nhân tuyến giáp    23
1.4.    Các phương pháp thăm dò chẩn đoán    25
1.4.1.    Lâm sàng    25
1.4.2.    Cận lâm sàng    26
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    35
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    35
2.1.1.    Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân    35
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    35
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    35
2.2.1.    Địa điểm và thời gian nghiên cứu    35
2.2.2.    Thiết kế nghiên cứu    35
2.2.3.    Cỡ mẫu    36
2.2.4.    Công cụ thu thấp số liệu:    36
2.2.5.    Kỹ thuật thu thấp số liệu:    36
2.2.6.    Các bước tiến hành:    36
2.2.7.    Nội dung nghiên cứu    36
2.3.    Quản lý và phân tích số liệu    45
2.4.    Đạo đức nghiên cứu    46
CHƯƠNG III  KẾT QUẢ DỰ KIẾN    47
3.1.    Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    47
3.1.1.    Tỷ lệ về giới    47
3.1.2.    Phân bố theo tuổi của nhóm nghiên cứu    47
3.1.3.    Lý do đến khám:    48
3.1.4.    Nồng độ TSH ở nhóm nghiên cứu    48
3.1.5.    Nồng độ FT4 ở nhóm nghiên cứu    48
3.2.    Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bướu nhân tuyến giáp    49
3.2.1.    Đặc điểm lâm sàng    49
3.2.2.    Đặc điểm BNTG trên CLS    52
3.3.    Tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng của BN UTTG trong số BN BNTG    61
3.3.1.    Tỷ lệ UTTG    61
3.3.2.    Đặc điểm lâm sàng của BN UTTG    61
3.3.3.    Đặc điểm cận lâm sàng của BN UTTG    62
TÀI LIỆU THAM KHẢO    65
PHỤ LỤC    68
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU    68

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment