ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH TRÊN 60 TUỔI

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH TRÊN 60 TUỔI

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH TRÊN 60 TUỔI

Hoàng Thị Thu Hiền*, Vũ Thị Thu Hương**, Hoàng Trung Vinh***

TÓM TẮT :

Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng ở 85 bệnh nhân (BN) suy thận mạn tính (STMT) trên 60 tuổi so sánh với 50 BN STMT dưới 60 tuổi thuộc nhóm chứng.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Kết quả: Giai đoạn suy thận thường gặp ở BN > 60 tuổi là giai đoạn IIIa, trong khi đó ở BN < 60 tuổi là giai đoạn IV. Có 90% BN STM >60 tuổi có THA phối hợp, trong khi chỉ có 68% BN STM < 60 tuổi có THA phối hợp. Tỉ lệ thiếu máu mạn ở BN > 60T STM là 74,1% còn ở BN < 60T STM là 56%. Có 28,2% BN STM > 60 tuổi có suy tim mạn tính kèm theo trong khi tỉ lệ này ở BN STM < 60 tuổi là 12%.

Kết luận: Nguyên nhân gây STMT hay gặp là viêm thận – bể thận mạn tính (VTBTMT), đái tháo đường typ 2 (ĐTĐ typ 2), tăng huyết áp (THA). Bệnh nhân STMT mức độ nhẹ, vừa chiếm tỷ lệ cao hơn song các biểu hiện liên quan đến tăng ure máu, thiếu máu, thiểu dưỡng, tăng cholesterol, triglycerid lại cao hơn. Tỷ lệ THA, THA đơn độc tâm thu cao hơn. Tỷ lệ BN có biểu hiện biến đổi bệnh lý trên siêu âm thận thấp hơn. Tỷ lệ BN có biểu hiện bệnh lý trên điện tâm đồ, X-quang, siêu âm tim cao hơn. Một số bệnh kết hợp, biến chứng cũng cao hơn.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment