KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN LỚN TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI CƠ XƯƠNG KHỚP

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN LỚN TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI CƠ XƯƠNG KHỚP

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN LỚN TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI CƠ XƯƠNG KHỚP

Lê Thị Huệ*, Nguyễn Trung Kiên*, Đỗ Thị Kim Yến*
TÓM TẮT :
Cơ sở nghiên cứu: Loãng xương là một rối loạn chuyển hoá của xương, ảnh hưởng đến chất lượng xương, hậu quả làm giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Loãng xương rất phổ biến. Phát hiện các yếu tố nguy cơ, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời giúp giảm tỷ lệ gãy xương và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.
Mục tiêu: (1) Tìm tỷ lệ mắc loãng xương ở bệnh nhân lớn tuổi điều trị tại khoa Nội Cơ Xương Khớp.(2) Mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ: tuổi, giới, BMI, tiền sử dùng corticoid kéo dài, bệnh kèm theo(viêm phế quản mạn, COPD, bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh cơ xương khớp khác) với loãng xương. (3) Mối liên hệ giữa triệu chứng đau và nơi ở với loãng xương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, các bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên điều trị tại Khoa Nội Cơ Xương Khớp được đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng bằng phương pháp DEXA
Kết quả và kết luận: 113 bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên, tuổi trung bình 71,03±10,67, nam 40 bệnh nhân (35,4%), nữ 73 bệnh nhân(64,6%). Tỷ lệ loãng xương 71,7%, mật độ xương trung bình -3,14 ± 1,19 SD. Mối liên hệ giữa giới, nơi ở, sử dụng corticoid kéo dài, bệnh viêm phế quản, COPD, tăng huyết áp với loãng xương có ý nghĩa thống kê. Mối liên hệ giữa tuổi, BMI, triệu chứng đau, bệnh đái tháo đường, bệnh cơ xương khớp khác với loãng xương không có ý nghĩa thống kê.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment