ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CHỨC NĂNG THẬN CỦA BỆNH NHÂN THẬN ĐA NANG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CHỨC NĂNG THẬN CỦA BỆNH NHÂN THẬN ĐA NANG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CHỨC NĂNG THẬN CỦA BỆNH NHÂN THẬN ĐA NANG
Nguyễn Thị Thùy Linh1, Nguyễn Thị Hương2, Đỗ Gia Tuyển3
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Trường đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng chức năng thận ở bệnh nhân mắc bệnh thận đa nang. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 115 bệnh nhân trưởng thành được chẩn đoán bệnh thận đa nang đến khám ngoại trú và điều trị nội trú tại bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 08/2021 đến hết tháng 06/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 51,3+ 12,9. Tỉ lệ nam chiếm 49,6%. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau thắt lưng (45,2%), đái máu (33,9%), tiểu buốt rắt (38,3%), thận to (64,3%), tăng huyết áp (59,1%). Siêu âm hệ tiết niệu cho thấy 65,0% các trường hợp có thận to, kích thước trung bình của nang to nhất là 49,6mm. Tỉ lệ bệnh nhân có suy thận (mức lọc cầu thận <60ml/p) là 75,7%. Nhóm bệnh nhân suy thận có tuổi trung bình cao hơn, huyết áp cao hơn, kích thước nang thận lớn hơn và tỷ lệ người trong gia đình phát hiện suy thận cao hơn. Kết luận: Tỉ lệ suy thận trong số các bệnh nhân mắc bệnh thận đa nang cao, lên tới lên tới 75,7%. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy thận của bệnh nhân bao gồm tuổi, tăng huyết áp, kích thước nang thận lớn và tiền sử gia đình có người bị suy thận.

Bệnh thận đa nang là một bệnh di truyền và là một trong những nguyên nhân gây bệnh thận giai đoạn cuối. Với bệnh nhân là người trưởng thành, hầu  hết  bệnh  thận  đa  nang  do  di  truyền  trội (ADPKD) trên nhiễm sắc thể (NST)thường. Trong khi đó với trẻ em, bệnh thận đa nang thường do di truyền lặn (ARPKD), hiếm hơn và nghiêm trọng hơn, thường biểu hiện chu sinh hoặc trong thời thơ ấu1. Hiện nay, ADPKD hiện được chẩn đoán thường xuyên hơn và có một số chiến lược bao gồm phát hiện và điều trị sớm bệnh tăng huyết áp, thay đổi lối sống, điều trị các biến chứng thận và ngoài thận, nhằm trì hoãn suy thận giai đoạn cuối và điều trị thay thế thận suy (RRT)2. Tại Việt Nam số lượng nghiên cứu về bệnh thận đa nang khá ít ỏi, bệnh chưa được quan tâm đúng mức.Nếu được kiểm soát tốt, chức năng thận của bệnh nhân  có  thể  được  duy  trì  trong  giới  hạn  bình thường cho đến 40-60 tuổi

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CHỨC NĂNG THẬN CỦA BỆNH NHÂN THẬN ĐA NANG

Leave a Comment