ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ VI SINH CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT DO K.PNEUMONIA TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ VI SINH CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT DO K.PNEUMONIA TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ VI SINH CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT DO K.PNEUMONIA TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
Tô Hoàng Dương1, Nguyễn Lê Hải1, Nguyễn Thế Anh1
1 Bệnh viện Hữu Nghị
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vi sinh của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do K.pnemonia.  Đối tượng: 26 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do K.pneumoniae tại bệnh viện Hữu Nghị, thời gian từ 1/2021 đến 12/2021. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, mô tả. Kết quả:  Tuổi trung bình của bệnh nhân 85.4 ± 12.7, 65.4% bệnh nhân trên 80%, và 92% bệnh nhân có bệnh lý nền mắc kèm; 69.2% là nhiễm khuẩn bệnh viện. Về đường vào: hô hấp 65.4%, tiêu hóa, ổ bụng 19.2%. Về mặt lâm sàng: Từ 69.2 đến 92.3% bệnh nhân biểu hiện của sốt cao, rét run, sốt xuất hiện đột ngột; tình trạng rối loạn ý thức (57.6%), suy hô hấp (57.7%), sốc nhiễm khuẩn (26.9%). Tỷ lệ tử vong 61.%, tử vong do nhiễm khuẩn 46.2%. Về mặt cận lâm sàng:  các chỉ số viêm tăng: bạch cầu > 12 G/L chiếm 92.3%, trên 60% bệnh nhân có chỉ số CRP > 100 mg/mL hoặc Procalcitonin > 10 ng/mL. Các chỉ số suy tạng như: PT% < 70% chiếm 26.9%, tiểu cầu < 100 G/L chiếm 80.8%; hoặc Bilirubin toàn phần tằn chiếm 57.7%, men gan tăng chiếm 71.1%, Lactat > 2 mmol/L gặp ở 34.6%, tình trạng suy thận với Ure, Creatinin tăng cũng chiếm từ 68.4 đến 84.6%. Về mặt vi sinh: mức độ đề kháng kháng sinh của các chủng K.pneumoniae chúng tôi phân lập được từ bệnh nhân ở mức trung bình cho đến thấp. Kết luận: nhiễm khuẩn huyết do K.pnemonia chủ yếu có đường vào từ hô hấp và ổ bụng; tỷ lệ sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng dẫn tới tử vong cao; mức độ nhạy cảm với kháng sinh ở mức độ trung bình.

khuẩn toàn thân nặng do sự xâm nhập liên tiếp vào  máu  của  vi  sinh  vật  gây  bệnh  và  các  sản phẩm độc tố của chúng. Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, diễn biến thường nặng và không có chiều hướng tự khỏi nếu không được điều trì hoặc điều trị không phù hợp. Bệnh có thể gây ra tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng[1]. Ngày nay, nhiễm  khuẩn  huyết  vẫn  là  một  nguyên  nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới[2].Về mặt căn nguyên, vi khuẩn Gram âm vẫn là nhóm  vi  khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp nhất, trong đó điển hình là K.pneumoniae. Hiện nay, nhiễm khuẩn huyết do K.pneumoniae có xu hường ngày càng tăng, với đặc điểm lâm sàng  đa  dạng,  tỷ  lệ  sốc  nhiễm  khuẩn,  suy  đa tạng và tử vong cao[3],[4]. Tại bệnh viện Hữu Nghị, theo báo cáo hằng năm,  năm  2020  nhiễm  khuẩn  huyết  do K.Pneumoniae  chiếm  25%  đứng  vị  trí  thứ  2; nhưng đến năm 2021 đã vươn lên vị trí dẫn đầu với 24.5% tổng số các căn nguyên gây bệnh [9]. Vì vậy, nhằm nâng cao hiệu quả trong chẩn đoán và điều trịnhiễm khuẩn huyết do K.pneumoniae, nhóm  nghiên  cứu  chúng  tôi  tiến  hành  nghiên cứu:“Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vi  sinh  của  bệnh  nhân  nhiễm  khuẩn  huyết  do K.pneumoniae tại bệnh viện Hữu Nghị”

Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Bộ môn Truyền nhiễm – Học viện Quân y (2008). Nhiễm khuẩn huyết, nhà xuất bản y học 
2. Salomao R (2019). Sepsis Eveloping concepts and challeges 
3. Gustinetti G (2016). Bloodstream infections in neutropenic cancer patient: a practical update. Virulence, 7(3), 280 – 297 
4. Wang G et al (2020). The characteristic of virulence, biolfilm and antibiotic resistance of Klebsiella pneumoniae. International Journal of Environmental Research and Public Health, 17 (17), 6278 
5. Nguyễn Thị Phương (2016). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do Klebsiella, luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân Y 
6. Trịnh Văn Sơn (2021). Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của Klesiella và E.coli, luận án Tiên sĩ y học, viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108 
7. Trần Nhật Minh (2019). Phân tích đặc điểm lâm sàng, vi sinh và phác đồ điều trị nhiễm khuẩn huyết do K.pneumoniae tại khoa hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Đại học dược Hà Nội 
8. Nguyễn Lan Hương (2021). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do K.Pneumonia. Tạp chí Y học Việt Nam, số 2, năm 2021. 
9. Dữ liệu vi sinh hằng năm bệnh viện Hữu nghị, năm 2020 và năm 2021 

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ VI SINH CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT DO K.PNEUMONIA TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

Leave a Comment