ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HÀNH VI TỰ SÁT Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU – BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Phạm Quang Hưng1, Lê Thị Thu Hà1,2, Nguyễn Văn Tuấn1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức khỏe Tâm thần
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng hành vi tự sát ở người bệnh ung thư phổi. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang 256 người bệnh ung thư phổi đang điều trị nội trú tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2021 đến tháng 4/2022. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nam (76,6%), độ tuổi trung bình 61,11 ± 10,39, trong đó có 8,2% người bệnh có ý tưởng tự sát khoảng 2–5 lần/tuần (tần suất = 2,86 ± 1,32), những ý tưởng tự sát này tồn tại trong thời gian dưới 1 giờ hoặc chỉ một chút thời gian của người bệnh (thời gian tồn tại = 2,29 ± 1,15). Không có người bệnh nào có toan tự sát. Kết luận: Ý tưởng tự sát là phổ biến ở bệnh ung thư phổi, điều này tiềm ẩn một tỉ lệ không nhỏ tự sát hoàn thành của nhóm người bệnh ung thư phổi điều trị nội trú. Yêu cầu đặt ra cho các nhà chăm sóc sức khỏe và các nhà hoạch định chính sách là cần phải phát hiện sớm những người bệnh có nguy cơ tự sát và tăng cường điều trị các rối loạn tâm thần trong các bệnh viện.

Ung thư phổi là ung thư thường gặp nhất trên thế  giới  với  số  lượng  mắc  mới  là  2,1  triệu  ca trong  năm  2018.1Bệnh  cũng  là  nguyên  nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư (1,761 triệu ca trong năm 2018).1Tại Việt Nam, ung thư phổi cũng đứng hàng đầu về tỉ lệ mắc mới ở cả hai giới.2Người bệnh ung thư phổi, đặc biệt ở giai đoạn muộn, thường phải chịu nhiều triệu chứng cơ thể nặng nề (đau, khó thở), tình trạng chứcnăng toàn thân kém, xảy ra nhiều biến đổi tâm lý phức tạp, trong đó một tỉ lệ không nhỏ người bệnh ung thư phổi (14,9%) có ý tưởng tự sát.3Tự sát là một vấn đề sức khỏe toàn cầu và là một  cấp  cứu  trong  tâm  thần  học.  Nghiên  cứu trước đây đã chỉ ra một chẩn đoán ung thư có thể làm tăng nguy cơ tự sát và ung thư phổi là một trong những nhóm ung thư có tỉ lệ ý tưởng tự sát cao nhất.3 Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về  tự  sát  ở  người  bệnh  ung  thư  phổi.  Do  đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng hành vi tự sát ở người bệnh ung thư phổi điều trị nội trú tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu –Bệnh viện Bạch Mai.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment