Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố tiên lượng bệnh lỵ trực trùng trẻ em

Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố tiên lượng bệnh lỵ trực trùng trẻ em

Tên bài báo:Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố tiên lượng bệnh lỵ trực trùng trẻ em (nhận xét qua 50 bệnh án tử vong năm 1977-1980 tại Khoa Lây Bệnh viện Bạch Mai)

Tác giả:    Trịnh Minh Liên, Lê Đăng Hà

Tên tạp chí:    Y học thực hành

Năm xuất bản:    1982    Số:    5            Trang:    24-26+31  

Mục đích: nêu các đặc điểm lâm sàng (LS) và xét nghiệm (XN) giúp chẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời, rút ra các yếu tố tiên lượng để giảm bớt tỷ lệ tử vong của lỵ trực trùng ở trẻ em. Đối tượng: 50 bệnh nhi từ 4 tháng đến 4 tuổi tử vong do lỵ trực trùng từ năm 1977-1980 tại Khoa Lây Bệnh viện Bạch Mai, có giải phẫu bệnh xác định chắc chắn bị lỵ trực trùng mặc dù cấy phân âm tính. Phương pháp: các bệnh nhi được chia thành 2 nhóm (nhóm 1: 4-24 tháng tuổi, nhóm 2: 25 tháng – 4 tuổi); được làm các XN (máu, phân, chụp phổi); và đối chiếu LS với giải phẫu bệnh. Kết quả: về LS: khởi phát từ từ 78%, sốt 90%, ỉa lỏng 82%, ỉa máu mũi 18%, nôn 20%, khát 20%, đau quặn 8% và mót rặn ngay 56%; thời kỳ toàn phát có sốt 78%, kiệt nước 70%, nhiễm độc 40%, chướng bụng 20%, ỉa máu mũi sau 3-5 ngày ỉa lỏng 40%; thời gian từ khi bị bệnh đến khi tử vong >15 ngày là 70%, số ngày điều trị <7 ngày là 14%. Về cận LS, thiếu máu 79%, bạch cầu <10.000 chiếm 45% và >20.000 chiếm 23%, mất nước đẳng trương 54%, giảm kali máu 54%. Biến chứng có thể gây tử vong: suy dinh dưỡng 90%, viêm phế quản phổi 54%, loạn khuẩn, sử dụng kháng sinh không đúng.

Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố tiên lượng bệnh lỵ trực trùng trẻ em

Leave a Comment