ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỨC ĐỘ NẶNG CỦA TỔN THƯƠNG PHỔI TRÊN X QUANG NGỰC Ở BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN DO COVID-19
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỨC ĐỘ NẶNG CỦA TỔN THƯƠNG PHỔI TRÊN X QUANG NGỰC Ở BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN DO COVID-19
Hoàng Văn Sỹ1, Nguyễn Minh Kha1, Nguyễn Thanh Phong2, Huỳnh Nghĩa1, Lê Phước Truyền1, Triệu Khánh Vinh1, Đào Thị Thu Hiền1, Lê Thế Đức Tài1, Trần Thanh Tòng1, Phan Văn Hiếu1, Bùi Nguyễn Thùy Trang1, Lê Minh Quân1, Trần Minh Đương1, Nguyễn Đình Thắng1, Nguyễn Nhật Tài1, Vương Thị Ngọc Lan1
Bệnh do Coronavirus năm 2019 (COVID-19) gây hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, có số người nhiễm bệnh và tử vong cao trên toàn thế giới.
Đến tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới – WHO tuyên bố đây là đại dịch toàn cầu. Tại Việt Nam, làn sóng thứ tư của đại dịch này đặc biệt với biến chủng Delta đã gây ra những tổn thất nặng nề về nhiều mặt. Mặc dù, phần lớn bệnh nhân có biểu hiện nhẹ hoặc không biến chứng, nhưng có đến 15% các bệnh nhân có thể tiến triển nặng, cần nhập viện kèm hỗ trợ oxy và lên đến 5% bệnh nhân cần nhập vào đơn vị hồi sức tích cực [1].
Mức độ nặng của bệnh lý nhu mô phổi được xem là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn liên quan kết cục tử vong; bác sĩ nên nhận thức được điều này để cải thiện sự phân tầng nguy cơ và điều chỉnh cường độ chăm sóc cho những bệnh nhân có nguy cơ cao [2]. Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực là phương tiện hình ảnh học có độ nhạy và độ chuyên cao trong việc chẩn đoán, đánh giá mức độ tổn thương phổi và theo dõi diễn tiến ở bệnh nhân COVID-19, tuy nhiên công cụ này đòi hỏi trang bị kỹ thuật phức tạp và không phù hợp để áp dụng ở nhiều bệnh viện dã chiến. X quang ngực được chứng minh có thể thay thế cho chụp cắt lớp vi tính để đánh giá mức độ nặng của bệnh lý nhu mô, đặc biệt trong việc theo dõi sự tiến triển nhanh chóng của các tổn thương phổi do COVID-19 [3].
Hầu hết các nghiên cứu cho thấy X-quang ngực có độ nhạy và độ đặc hiệu không cao trong việc chẩn đoán trên bệnh nhân COVID-19 [3]. Tuy nhiên, X quang ngực là một phương tiện hình ảnh học đơn giản, rẻ tiền, nhanh chóng, an toàn, có tính lặp lại cao, sẵn có tại nhiều cơ sở y tế và đây cũng là một công cụ mà các nhà lâm sàng không chuyên trong lĩnh vực hình ảnh học cũng có thể dễ dàng sử dụng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đưa ra cách phân loại mức độ nặng của các tổn thương phổi trên X quang ngực trên bệnh nhân COVID-19, và cho thấy vai trò tiên lượng kết cục ở bệnh nhân COVID-19 [3], [4]. Borghesi và cộng sự đánh giá X quang của 100 bệnh nhân COVID-19 người Ý, tác giả này đã đề xuất thang điểm về phân loại mức độ nặng của tổn thương phổi trên X quang ngực mang tên Brixia. Kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhóm bệnh nhân tử vong thì có điểm Brixia cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm xuất viện [5]. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có đồng thuận thống nhất để đánh giá mức độ nặng của tổn thương phổi trên X quang. Tại Việt Nam, các bá