ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NGUYÊN NHÂN HO RA MÁU Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI CŨ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI THÁI BÌNH, NĂM 2019 – 2020

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NGUYÊN NHÂN HO RA MÁU Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI CŨ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI THÁI BÌNH, NĂM 2019 – 2020

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NGUYÊN NHÂN HO RA MÁU Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI CŨ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI THÁI BÌNH, NĂM 2019 – 2020
Nguyễn Thị Hạnh1*, Đào Thị Lợi1, Bùi Thị Hân1,
Bùi Khắc Hiệp1, Trần Nam Đích2

Mục tiêu: Ho ra máu (HRM) là một cấp cứu nội khoa thường gặp trong bệnh lý hô hấp ở nước ta. HRM là một triệu chứng không đặc hiệu liên quan đến nhiều bệnh phổi – phế quản và tim mạch, thường gặp trên lâm sàng. Tại Thái Bình, hằng năm khoa Cấp cứu Hô hấp Bệnh viện Phổi Thái Bình đều tiếp nhận một lượng lớn bệnh nhân HRM với các nguyên nhân khác nhau đến khám và điều trị. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: “Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tìm hiểu nguyên nhân HRM ở bệnh nhân lao phổi cũ tại bệnh viện Phổi Thái Bình”.
Phương pháp: Đây nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên toàn bộ bệnh nhân ≥ 16 tuổi có tiền sử mắc lao phổi, đến khám vì lý do HRM, vào nhập viện tại Bệnh viện Phổi Thái Bình từ tháng 06 năm 2019 đến tháng 06 năm 2020.
Kết quả: của chúng tôi đã chỉ ra rằng HRM trên bệnh nhân có tiền sử lao phổi gặp chủ yếu ở nam giới, cao tuổi sau khi khỏi bệnh >1 năm. Mức độ HRM thường là nhẹ và trung bình và kèm theo các triệu chứng lâm sàng của hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc lao. Nguyên nhân gây HRM phổ biến nhất là lao phổi tái phát và giãn phế quản. Vì vậy khi những bệnh nhân lao phổi cũ có HRM
tái đi tái lại, thì nên được khám và làm các xét nghiệm chuyên sâu để tìm nguyên nhân và có chẩn đoán sớm, hướng điều trị thích hợp cho người bệnh, tránh các tai biến, biến chứng của HRM cho bệnh nhân.

Ho ra máu (HRM) là một cấp cứu nội khoa thường gặp trong bệnh lý hô hấp ở nước ta. HRM là một triệu chứng không đặc hiệu liên quan đến nhiều bệnh phổi – phế quản và tim mạch, thường gặp trên lâm sàng [1]. HRM có nhiều mức độ từ nhẹ ho dây máu lẫn trong đờm cho đến ho ra máu sét đánh nếu không cấp cứu kịp thời bệnh nhân có thể tử vong.
Có nhiều nguyên nhân gây ho ra máu như: giãn phế quản, ung thư phổi, lao phổi, viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, nấm phổi, bệnh lý mạch máu, bệnh tự miễn…Nguyên nhân HRM có sự khác biệt giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại các nước đang phát triển, bệnh lao phổi là nguyên nhân hàng đầu gây HRM. Tại Việt Nam, 3 nguyên nhân gây ho ra máu hàng đầu là lao phổi, giãn phế quản và ung thư phổi.
HRM trên bệnh nhân đã từng điều trị lao, đặc biệt đối với các trường hợp có hang lao cũ là một triệu chứng thường gặp, gây lo lắng cho bệnh nhân vì BN nghĩ rằng bệnh lao đang tái phát. Phần lớn các trường hợp này là do các tổn thương sẹo xơ cũ có quá trình tăng sinh tạo nhiều mạch máu xung quanh, đồng thời có các yếu tố cơ học, thần kinh, nhiễm trùng … tạo ra các chất làm bào mòn thành mạch máu khiến cho mạch máu dễ vỡ [2]
Tại Thái Bình, hàng năm khoa cấp cứu Hô hấp Bệnh viện Phổi Thái Bình đều tiếp nhận một lượng lớn bệnh nhân HRM với các nguyên nhân khác nhau đến khám và điều trị. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NGUYÊN NHÂN HO RA MÁU Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI CŨ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI THÁI BÌNH, NĂM 2019 – 2020

Leave a Comment