Đặc điểm mô học của tinh hoàn ở những nam giới hiếm muộn không có tinh trùng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Đặc điểm mô học của tinh hoàn ở những nam giới hiếm muộn không có tinh trùng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nguyễn Hoài Bắc, Hạ Hồng Cường, Cao Thắng Nguyễn
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bản chất mô học tinh hoàn của những nam giới hiếm muộn không có tinh trùng có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng điều trị và điều trị cho một cặp vợ chồng. Tuy nhiên những nghiên cứu về mô học tinh hoàn còn hạn chế trên cơ sở tra cứu dữ liệu thư viện Quốc gia. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 79 tiêu bản mô học tinh hoàn của những nam giới hiếm muộn không có tinh trùng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy: Tổn thương mô học phổ biến nhất là hội chứng chỉ có tế bào Sertoli (35,44%), giảm sinh tinh (29,11%) và hội chứng dừng sinh tinh nửa chừng (21,51%). Có sự khác biệt lớn về thể tích tinh hoàn trung bình, nồng độ LH và FSH giữa nhóm sinh tinh bình thường và các nhóm tổn thương mô học khác. Trên mô hình logistic đa biến cho thấy FSH là yếu tố duy nhất có liên quan chặt chẽ với mức độ tổn thương nhu mô tinh hoàn. Cứ tăng 1 đơn vị FSH thì xác suất gặp tổn thương tinh hoàn nặng hơn lên 7,5% (p = 0,016).
Theo WHO, một cặp vợ chồng đang mong con, có quan hệ tình dục đều đặn không dùng biện pháp tránh thai, sau 12 tháng mà người vợ không có thai được coi là một cặp vợ chồng hiếm muộn. Nam giới là nguyên nhân của 50% các cặp vợ chồng hiếm muộn. Mức độ hiếm muộn của người nam giới thay đổi từ nhẹ đến nặng. Trong đó nặng nhất là tình trạng không có tinh trùng. Theo thống kê, không có tinh trùng chiếm tỉ lệ khoảng 1% trong cộng đồng nam giới nói chung và chiếm tỉ lệ 10 – 20% trong cộng đồng nam giới hiếm muộn tại Việt Nam, theo thống kê tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tỉ lệ không có tinh trùng trong số nam giới hiếm muộn chiếm 20,8%.1,2Trong thực hành lâm sàng không có tinh trùng là một thể bệnh khó, đòi hỏi phải đánh giá chẩn đoán kỹ lưỡng mới có thể đưa ra các biện pháp điều trị hợp lý. Có nhiều thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để đánh giá chẩn đoán và phân loại không có tinh trùng. Trong đó, sinh thiết tinh hoàn được là một trong những đáng giá quan trọng. Sinh thiết tinh làm một phương tiện chẩn đoán hữu hiệu các bất thường và tổn thương mô học tại tinh hoàn, đánh giá mức độ hoàn thiện của quá trình sinh tinh. Nhưng quan trọng hơn cả là có khả năng phân biệt được tình trạng tắc nghẽn (OA) hay không tắc (NOA) bằng sự có mặt của tinh trùng trưởng thành trong mẫu bệnh phẩm. Sinh thiết tinh hoàn không chỉ có vai trò trong chẩn đoán mà còn là một khâu quan trọng trong quá trình điều trị. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 60% các trường hợp NOA và 100% các trường hợp OA là tìm thấy tinh trùng trong tiêu bản sinh thiết.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com