ĐẶC ĐIỂM PHƠI NHIỄM SARS-COV-2 CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH COVID-19 NĂM 2020

ĐẶC ĐIỂM PHƠI NHIỄM SARS-COV-2 CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH COVID-19 NĂM 2020

ĐẶC ĐIỂM PHƠI NHIỄM SARS-COV-2 CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH COVID-19 NĂM 2020
Phạm Lê An1,2, Trần Ngọc Đăng2,3, Nguyễn Thị Minh Trang3, Nguyễn Trường Viên4, Nguyễn Thị Tường Vy5, Trần Bảo Vy6, Nguyễn Thị Thu Thảo2, Đỗ Thị Hoài Thương2, Nguyễn Như Vinh1, Lâm Sơn Bảo Vi7, Nguyễn Tấn Tiến8,9
1 Trung tâm Đào tạo Bác sĩ gia đình, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Trung tâm Hỗ trợ dự án và Đổi mới sáng tạo, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
4 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh
5 Tạp chí MedPharmRes, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
6 TP. Hồ Chí Minh Trung tâm Hỗ trợ dự án và Đổi mới sáng tạo, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
7 Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
8 Phòng thí nghiệm Trọng Điểm Quốc gia – Điều Khiển Số & Kỹ Thuật Hệ Thống (DCSELab), Đại học Bách Khoa – Ðại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
9 Đại học Bách Khoa-Ðại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm phơi nhiễm SARS-COV-2 của nhân viên y tế (NVYT) tại các bệnh viện (BV) tuyến đầu chống dịch ở thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM): BV Bệnh Nhiệt đới, BV Đại học Y Dược TPHCM và BV Trưng Vương từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2020. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trên 204 NVYT bằng bộ câu hỏi tự điền. Kết quả ghi nhận nhóm NVYT phải tiếp xúc ban đầu (khu sàng lọc và cấp cứu) với bệnh nhân trong không gian kín có máy lạnh với tỷ lệ cao (76,6%). Tại khoa hô hấp, khoa truyền nhiễm, khu cách ly, trong bối cảnh làm việc có nguy cơ càng cao, NVYT phải tiếp xúc với số lượng bệnh nhân nhiều hơn với r=0,41 (p=0,01); r=0,58 (p<0,05) và r=0,51 (p<0,05) tương ứng. Tại khoa truyền nhiễm và khu cách ly, NVYT có bệnh nền có khả năng tiếp xúc với số lượng bệnh nhân nhiều hơn với r=0,66 (p=0,01) và r=0,51 (p<0,001) tương ứng. Các phát hiện cho thấy sự cần thiết xây dựng các chiến lược để cải thiện sự bảo vệ của NVYT phù hợp với từng khoa riêng biệt trong các cơ sở chăm sóc bệnh nhân. 

Xuất phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, dịch  bệnh  COVID-19  do  virút  SARS-COV-2  đã bùng phát toàn cầu dẫn đến vấn đề sức khỏe cộng đồng  nghiêm  trọng.  Qua  4  làn  sóng  đại dịch, số ca nhiễm tích luỹ tại Việt Nam lên đến hơn  10  triệu  ca  và  hơn  42  nghìn  ca  tử  vong, ngày  8/4/2022 [1].  Trong  bối  cảnh  đại  dịch, nhân viên y tế (NVYT) tuyến đầu phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm rất cao khi điều trị trực tiếp, chăm sóc, chuyên chở bệnh nhân COVID-19. Báo cáo trước đây cho thấy tỷ lệ dương tính với COVID-19 ở NVYT cao gấp 5,5 lần so với đối tượng khác [2]. Các nguyên nhân có thể do vào thời kỳ đầu của đại dịchNVYT chưa nhận thức đầy đủ về tự bảo vệ cá nhân, không tuân thủ hạn chế tiếp xúc và khôngđeo khẩu trang khi ăn [3]. Hơn nữa, các ca bệnh bị suy hô hấp nguy kịcháp dụng các biện pháp thở ôxy dòng cao qua gọng mũi, thở máy gây phát tán SARS-COV-2 ra môi trường ngoài được xem là mối nguy cơ lây nhiễm hàng đầu cho NVYT.

ĐẶC ĐIỂM PHƠI NHIỄM SARS-COV-2 CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH COVID-19 NĂM 2020

Leave a Comment