Đặc điểm rối loạn nhịp thất trên Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân suy tim mạn tính có phân số tống máu giảm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Đặc điểm rối loạn nhịp thất trên Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân suy tim mạn tính có phân số tống máu giảm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Luận văn chuyên khoa II Đặc điểm rối loạn nhịp thất trên Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân suy tim mạn tính có phân số tống máu giảm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý tim mạch, nó xuất hiện khi tất cả cơ chế bù trừ, khả năng dự trữ cơ tim và hệ thống tuần hoàn ngoại biên bị cạn kiệt. Suy tim xảy ra do bất kỳ rối loạn về chức năng và cấu trúc của tim làm giảm khả năng nhận máu và/hoặc tống máu đi nuôi cơ thể [25], [26], [73]. Suy tim là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn thế giới. Năm 2014 tại Mỹ, khoảng 5,1 triệu bệnh nhân đang điều trị suy tim và mỗi năm có trên 800.000 người được chẩn đoán suy tim [50]. Tại Châu Âu, tần số suy tim chiếm tỉ lệ từ 0,4 – 2,0% dân số. Tại Việt nam, chưa có thống kê chính xác về số người mắc suy tim, tuy nhiên, ước tính có khoảng từ 360,000 đến 1,8 triệu người suy tim [25]. Suy tim làm giảm chất lượng sống và thời gian sống của bệnh nhân, là gánh nặng cho nghành y tế trên toàn thế giới. Tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm kể từ khi được chẩn đoán của bệnh nhân suy tim giao động từ 45% – 57% [64], [84]. Tỉ lệ bệnh nhân tái nhập viện trong vòng 1 tháng khoảng 25% [62]. Khoảng 50%- 60% bệnh nhân suy tim đột tử do các rối loạn nhịp thất nặng.

Phân số tống máu thất trái (LVEF) có vai trò quan trọng trong chẩn đoán, phân loại và tiên lượng bệnh nhân suy tim. Suy tim LVEF giảm (LVEF < 40%) chiếm tỉ lệ 45% – 70% trong tổng số các bệnh nhân suy tim [73]. Suy tim khi LVEF càng giảm thì tỉ lệ, mức rối loạn nhịp thất và đột tử do rối loạn nhịp thất càng tăng [44]. Rối loạn nhịp thất rất thường gặp ở bệnh nhân suy tim. Gần một nửa số bệnh nhân bị suy tim sẽ chết đột ngột, chủ yếu là do rối loạn nhịp thất [42]. Theo nghiên cứu của Fransis GS, thì tỷ lệ ngoại tâm thu thất nhịp đôi và đa dạng chiếm tỷ lệ 71-95% bệnh nhân bị suy tim và 28-80% bệnh nhân có cơn nhịp nhanh thất không bền bỉ [48], suy tim càng nặng, buồng tim càng giãn thì tỉ lệ rối loạn nhịp thất càng cao, mức độ rối loạn nhịp thất càng phức tạp và ngược lại rối loạn nhịp thất tác động trở lại gây suy tim nặng hơn, tăng nguy cơ nhập viện và tử vong bệnh nhân suy tim. Rối loạn2 nhịp thất không có triệu chứng và có triệu chứng là một biến chứng thường xuyên và đây là yếu tố dự báo tiên lượng đột tử ở bệnh nhân suy tim [65].
Mặc dù có y học ngày nay có nhiều tiến bộ nhằm giảm tỷ lệ tử vong và nhập viện do suy tim nhưng suy tim vẫn thường xuyên và tỷ lệ tiếp tục tăng.
Phát hiện các rối loạn nhịp thất là hết sức cần thiết để tiên lượng và có các biện pháp điều trị phù hợp, phòng biến chứng tử vong với bệnh nhân suy tim. Holter điện tim rất có ý nghĩa trong phát hiện các rối loạn nhịp thất, trong nghiên cứu của Nguyễn Duy Toàn (2017) tỷ lệ rối loạn nhịp thất phát hiện trên holter điện tâm đồ 24 giờ 90,4% so với tỷ lệ rối loạn nhịp thất 21% trên điện tâm đồ 12 đạo trình [19].
Tại Trung tâm tim mạch – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ hàng năm có hàng nghìn người bệnh điều trị, trong đó có hàng trăm ca suy tim, chúng tôi chưa có nghiên cứu nào thống kê về rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim.
Do đó, nghiên cứu về rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim, đặc biệt là suy tim giảm phân số tống máu thất trái là cần thiết, góp phần theo dõi, điều trị và tiên lượng bệnh nhân suy tim được tốt hơn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài:
Đặc điểm rối loạn nhịp thất trên Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân suy tim mạn tính có phân số tống máu giảm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim mạn tính có giảm phân số tống máu thất trái tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2018-2019.
2. Phân tích mối liên quan giữa rối loạn nhịp thất với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính có giảm phân số tống máu thất trái
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………….3
1.1. Suy tim giảm phân số tống máu………………………………………………………………3
1.1.1. Định nghĩa suy tim …………………………………………………………………………3
1.1.2. Dịch tễ học suy tim…………………………………………………………………………3
1.1.3. Nguyên nhân suy tim………………………………………………………………………4
1.1.4. Phân loại suy tim ……………………………………………………………………………9
1.1.5. Chẩn đoán suy tim giảm phân số tống máu……………………………………….10
1.2. Rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân suy tim……………………………………………………16
1.2.1. Cơ chế rối loạn nhịp tim ở bênh nhân suy tim……………………………………16
1.2.2. Cơ chế rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim …………………………………..17
1.3. Giá trị của phương pháp ghi Holter điện tim trong chẩn đoán rối loạn nhip tim
………………………………………………………………………………………………………………20
1.4. Tình hình nghiên cứu về rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim ………………..22
1.4.1. Tình hình nghiên cứu rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim trên thế giới
…………………………………………………………………………………………………………..22
1.4.2. Các nghiên cứu về rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim trong nước …..24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………….26
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ……………………………………………………………26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ………………………………………………………………………..26
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu……………………………………………………………..26
2.3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………..27
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………27
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu………………………………………………….27
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu………………………………………………………………………..27
2.4.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu ………………………………….27
2.4.2. Chỉ tiêu nghiên cứu cho mục tiêu: Đặc điểm rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân
suy tim có giảm phân số tống máu……………………………………………………………292.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu cho mục tiêu: Mối liên quan giữa rối loạn nhịp thất
với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim có giảm phân
số tống máu………………………………………………………………………………………….29
2.5. Phương pháp thu thập số liệu và một số tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu.30
2.5.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim và mức độ suy tim………………………………30
2.5.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nguyên nhân suy tim………………………………………31
2.5.3. Tiêu chuẩn rối loạn nhịp thất ………………………………………………………….33
2.5.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán một số yếu tố nguy cơ…………………………………….34
2.5.6. Phương pháp ghi điện tâm đồ và holter điện tim 24 giờ ………………………35
2.5.7. Các tiêu chuẩn áp dụng trên siêu âm tim…………………………………………..38
2.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ……………………………………………………39
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………..39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………41
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………..41
3.1.1. Đặc điểm về giới ………………………………………………………………………….41
3.1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của các đối tượng nghiên cứu …………….42
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu………………………………43
3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu ………………………..44
3.2. Đặc điểm rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim giảm phân số tống máu thất
trái………………………………………………………………………………………………………….46
3.2.1. Đặc điểm rối loạn nhịp thất trên ECG 12 chuyển đạo …………………………46
3.2.2. Đặc điểm rối loạn nhịp tim qua theo dõi Holter điện tim 24 giờ……………47
3.3. Mối liên quan giữa rối loạn nhịp thất với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng ở bệnh nhân suy tim có giảm phân số tống máu thất trái…………………………..54
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………..61
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………..61
4.2. Đặc điểm rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân suy tim giảm phân số tống máu thất
trái………………………………………………………………………………………………………….66
4.3. Mối liên quan giữa rối loạn nhịp thất với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng ở bệnh nhân suy tim có giảm phân số tống máu thất trái…………………………..74KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………..85
KHUYẾN NGHI ………………………………………………………………………………………87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

DANH MUC BẢNG
Bảng 1. 1: Nguyên nhân suy tim ………………………………………………………….. 4
Bảng 1. 2: Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim theo Framingham …………………… 11
Bảng 1. 3: Các bất thường trên siêu âm tim thường gặp ở bệnh nhân suy tim
theo khuyến cáo của ESC 2012 …………………………………………… 13
Bảng 1. 4: Phân loại suy tim theo hội tim mạch Mỹ 2013 ………………………. 14
Bảng 1. 5: Phân loại suy tim theo Hội tim mạch Châu Âu 2016 ……………… 15
Bảng 2. 1: Tiêu chuẩn ban hành về phân loại béo phì…………………………….. 35
Bảng 3. 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo tuổi ……………………….. 41
Bảng 3. 2: Yếu tố nguy cơ suy tim của các đối tượng nghiên cứu ……………. 42
Bảng 3. 3: Triệu chứng lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu ………………. 43
Bảng 3. 4: Phân độ suy tim theo NYHA ở các đối tượng nghiên cứu ……….. 43
Bảng 3. 5: Đặc điểm X quang tim phổi và nồng độ NT-proBNP của các đối
tượng nghiên cứu ………………………………………………………………. 44
Bảng 3. 6: Đặc điểm siêu âm tim của các đối tượng nghiên cứu ………………. 45
Bảng 3. 7: Đặc điểm rối loạn nhịp thất trên ECG 12 đạo trình tại thời điểm
vào viện …………………………………………………………………………… 46
Bảng 3. 8: Đặc điểm rối loạn nhịp thất trên Holter điện tâm đồ 24 giờ ……… 47
Bảng 3. 9: Đặc điểm ngoại tâm thu thất trên holter điện tâm đồ 24 giờ …….. 48
Bảng 3. 10: Phân bố tần suất ngoại tâm thu thất /giờ ……………………………… 49
Bảng 3. 11: Phân bố tần suất ngoại tâm thu thất theo ngày, đêm ……………… 49
Bảng 3. 12: Đặc điểm rối loạn nhịp thất theo nguyên nhân suy tim ………….. 50
Bảng 3. 13: Đặc điểm rối loạn nhịp thất theo mức độ suy tim …………………. 51
Bảng 3. 14: Đặc điểm rối loạn nhịp thất theo phân số tống máu ………………. 52
Bảng 3. 15: Đặc điểm rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân có giãn thất trái………. 53
Bảng 3. 16: Đặc điểm rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân có dày thất trái ……….. 54
Bảng 3. 17: Liên quan rối loạn nhip thất với giới ………………………………….. 54Bảng 3. 18: Liên quan rối loạn nhip thất với tuổi…………………………………… 55
Bảng 3. 19: Liên quan giữa rối loạn nhịp thất và một số yếu tố nguy cơ……. 55
Bảng 3. 20: Liên quan giữa RLN thất và triệu chứng lâm sàng………………… 56
Bảng 3. 21: Liên quan rối loạn nhịp thất với mức độ suy tim theo NYHA … 56
Bảng 3. 22: Liên quan rối loạn nhịp thất với một số đặc điểm …………………. 57
Bảng 3. 23: Liên quan RLN thất nặng với mức độ suy tim theo NYHA ……. 57
Bảng 3. 24: Liên quan rối loạn nhịp thất nặng với một số đặc điểm cận lâm
sàng ………………………………………………………………………………… 5

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment