Đảm bảo tài chính phục vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng trong 03 năm 2007 –2009

Đảm bảo tài chính phục vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng trong 03 năm 2007 –2009

Đảm bảo tài chính phục vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng trong 03 năm 2007 –2009
Nguyễn Thị Toàn, Sở Y tế TP. Đà Nẵng,
Vũ Xuân Phú, Bệnh viện Phổi Trung ương
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) của người dân Việt  Nam  ngày  càng  tăng  về  số lượng  và  chất  lượng; thể  hiện  qua  mức  chi  cho  y  tế  của  toàn  xã  hội  chiếm khoảng 5-6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên, tỷ trọng chi từ nguồn công cộng cho y tế Việt Nam hiện còn thấp so với các nước có thu nhập thấp và trung bình trên thế giới, chỉchiếm khoảng gần 30% tổng chi y tế, chi tư cho y tế xấp xỉ 70% là quá cao và  được xem là “bẫy nghèo” trong y tế. Nhiều năm qua Đảng và Chính phủ  Việt  Nam  đã  định  hướng  phát  triển  hệ  thống  y  tế công bằng và hiệu quả, bảo đảm mọi người dân tiếp cận các DVYTcó chất lượng; được thực hiện thông qua các chủ  trương,  chính  sách  củng  cố  và  hoàn  thiện  mạng lưới  y  tế  cơ  sở,  đổi  mới  và  hoàn  thiện  chính  sách  tài chính  y  tế  theo  hướng  tăng  nhanh  tỷ  lệ  các  nguồn tài chính công, xã hội hóa, giao quyền tự chủ cho các đơn vị  sự  nghiệp…Gần  đây  nhất  là  chính  sách  BHYT  toàn dân với lộ trình thực hiện  đến năm 2014 và bắt đầu áp dụng phương thức thanh toán mới như định suất, theo nhóm  bệnh,…Như  vậy,  Bệnh  viện  (BV)  công  lập,   đặc biệt là tuyến y tế cơ sở đang đối mặt với thách thức lớn trong  tự  chủ tài  chính;  bởi  ngoài  nhiệm  vụ  cung  cấp DVYT, còn phải giữ vai trò của cơ quan quản lý quỹ và phải  đảm  bảo  các  chính  sách  xã  hội trong khám chữa bệnh (KCB) của Đảng và Nhà nước.Nhiều  nghiên  cứu  chỉ  rõ  chi  tiêu  cho  y  tế  thấp  ở những  nước  đang  phát  triển  dẫn  đến  suy  giảm  chất lượng và tính công khai của dịch vụ (DV) công cộng, chi phí y tế cao tạo rào cản tài chính đối với tiếp cận DV của người nghèo, trẻ em (TE),…khi thực hiện tự chủ các BV đều  thực  hiện  những  đổi mới  trong  cơ chế  quản lý tài chính như huy động vốn từ nguồn XHH, mở rộng DV, ký hợp  đồng  một  số  DV  bên  ngoài,  công  khai  tài chính,…các  khoản  chi  phí  trực  tiếp  cho  bệnh  nhân (thuốc,  máu,  dịch  truyền,  vật  tư  tiêu  hao  (VTTH)  hiện nay chiếm khoảng 55% tổng chi phí điều trị. Nghiên cứu này mô tả và đánh giá thực trạng công tác KCB và đảm bảo  tài  chính  trong  giai  đoạn  từ  năm  2007  đến năm 2009  và  đưa  ra  các  khuyến  nghị  nâng  cao  hiệu  quả quản lý tài chính tại Bệnh viện  Đa khoa quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment