ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG SỨC MẠNH CẦM NẮM CỦA BÀN TAY KHI THAY ĐỔI VỊ TRÍ KHUỶU TAY VÀ CỔ TAY CỦA NGƯỜI TỪ 20 ĐẾN 39 TUỔI

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG SỨC MẠNH CẦM NẮM CỦA BÀN TAY KHI THAY ĐỔI VỊ TRÍ KHUỶU TAY VÀ CỔ TAY CỦA NGƯỜI TỪ 20 ĐẾN 39 TUỔI

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG SỨC MẠNH CẦM NẮM CỦA BÀN TAY KHI THAY ĐỔI VỊ TRÍ KHUỶU TAY VÀ CỔ TAY CỦA NGƯỜI TỪ 20 ĐẾN 39 TUỔI
Võ Nhật Nam1, Trần Thị Diệp1, Lê Thị Huỳnh Như1
1 Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Sức mạnh cầm nắm (Grip strength) là một phần của “lực cơ” chi trên cần thiết được sử dụng trong việc kéo hay cầm nắm một vật. Đánh giá chính xác về sức mạnh cầm nắm có tầm quan trọng trong việc xác định hiệu quả chương trình điều trị đến bệnh nhân. Khi các nghiên cứu về ảnh hưởng của vị trí khuỷu tay và cổ tay đối với sức mạnh cầm nắm vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của vị trí khớp khuỷu tay và cổ tay đến sức mạnh cầm nắm của bàn tay và vị trí thuận lợi để cải thiện chức năng cầm nắm của người từ 20 đến 39 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này bao gồm 178 đối tượng (110 nam và 68 nữ) bình thường khỏe mạnh từ 20 – 39 tuổi tại trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Lực kế đo lực tay Jamar Dynamometer điều chỉnh tiêu chuẩn đã được sử dụng để đo sức mạnh cầm nắm tại các vị trí khác nhau của khuỷu tay và cổ tay. Các thông tin về chỉ số nhân trắc học được thu thập bằng cách đo lường trực tiếp. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy vị trí khuỷu tay và cổ tay có tác động đến sức mạnh cầm nắm của bàn tay khi xem xét riêng (p<0,001). Mô hình ANOVA cho thấy sự khác biệt (p<0,001) của sức mạnh cầm nắm khi kết hợp khuỷu tay ở vị trí gập 90o và duỗi hoàn toàn với cổ tay gập 30o và cổ tay trung tính. Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy các tác động khác nhau đến sức mạnh khi con người sử dụng bàn tay tại các vị trí khuỷu tay và cổ tay khác nhau để cầm nắm. Sức mạnh cầm nắm ở tay thuận là tối đa với khuỷu tay duỗi hoàn toàn và cổ tay ở trạng thái trung tính của người từ 20 đến 39 tuổi.

Bàn tay là công cụ lao động quan trọng nhất của con người, giúp chúng ta tham gia các hoạt động chức năng khác nhau trong sinh hoạt hằng ngày, làm việc, học tập, vui chơi và giải trí.Sức mạnh  cầm  nắm  của  bàn  tay  là  khả  năng  gập mạnh của tất cả các khớp ngón tay với lực tối đa mà con người có thể tác động [1]. Chức năng quan trọng của bàn tay là việc cầm nắm, điều này  giúp  chúng  ta  điều  khiển  các  vật  có  kích thước từ lớn đến nhỏ. Đánh giá sức mạnh cầm nắm là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá lực cơ của chi trên cũng để các kế hoạch trong việc đánh giá lâm sàng cũng như dự đoán các suy giảm về chức năng và khuyết tật [2]. Tại Việt Nam, việc thử cơ bằng tay được sử dụng phổ biến hơn trong đánh giá tình trạng cơ của  bệnh  nhân.  Tuy  vậy,  việc  sử  dụng  các phương pháp và thiết bị có tính tin cậy cao là điều  cần  thiết  vì  các  phương  pháp  đo  lường không có tính tin cậy cao có thể sẽ ảnh hưởng đến việc can thiệp điều trị cho bệnh nhân [3].  Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thay đổi về vị trí chi trên trong quá trình đánh giá ảnh hưởng đến sức mạnh cầm nắm [1][4], trong khi các nhà nghiên cứu khác không quan sát thấy bất kỳ sự thay đổi nào về sức mạnh tay nắm do sự thay đổi của các vị trí chi trên [2][5].Mathiowetz  và  cộng  sự  đã  chỉ  ra  rằng  khi khuỷu tay gập 90osức mạnh cầm nắm đạt cao hơn  so  với  khi  khuỷu  tay  trung  tính  [6].  Tuy nhiên,  Balogun  và  cộng  sự  (2009)  và  Tayyari (2018) lại chỉ ra rằng sức mạnh cầm nắm đạt tối đa  khi  khuỷu  tay  duỗi  hoàn  toàn  so  với  gập khuỷu tay [1][4]. Tầm vận động của cổ tay là một biến số khác ảnh hưởng đến hiệu suất của sức  mạnh  cầm  nắm.  Pryce  không  tìm  thấy  sự khác biệt đáng kể về sức mạnh tay nắm với các góc thử nghiệm là (a) 0ovà 15onghiêng trụ, (b) 0ovà 15oduỗi cổ tay và (c) sự kết hợp của các vị trí này[3]. Trong khi đó, Fong PW vàcộng sự chỉ ra có có sự thay đổi ở sức mạnh cầm nằm ở 15° hoặc 30° duỗi cổ tay và nghiêng trụ 0° lớn hơn đáng kể so với 0° nghiêng trụ và 0° duỗi cổ tay hoặc 15° duỗi có hoặc không duỗi cổ tay [3]. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá sự ảnh hưởng đối với sức mạnh cầm nắm khi thay  đổi  các  vị  trí  khớp  khuỷu  tay  và  cổ  tay. Đồng thời tìm vị trí thuận lợi, tư thế thuận lợi cho sức mạnh bàn tay để cải thiện chức năng cầm nắm

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment