ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ VỀ HÀNH VI, KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ VỀ HÀNH VI, KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ VỀ HÀNH VI, KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH.Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý với một vài triệu chứng đường tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi. Mặc dù khá phổ biến nhưng lại làm giới chuyên gia gặp nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị. Căn bệnh tuy không dẫn đến tử vong nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống dẫn đến các hệ lụy liên quan đến giáo dục, quan hệ xã hội cũng như công việc hàng
ngày. Một bài nghiên cứu dịch tễ học về Hội chứng ruột kích thích trực thuộc phòng Dịch tễ học và Y tế công cộng đại học Nottingham, Anh Quốc cho thấy khoản 11% dân số trên toàn cầu chịu ảnh hưởng của bệnh lý này (Canavan, West, & Card, 2014). Tại Anh Quốc có 10-12 % dân số chịu ảnh hưởng. Bệnh lý xoay quanh các triệu chứng thông thường liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, chướng bụng. Bệnh lý khó chẩn đoán và khó điều trị do nhiều yếu tố tác động. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Rajaa Chatila (2017), gánh nặng kinh tế của IBS cũng rất đáng kể đối với hệ thống y tế. Chi phí trực tiếp hàng năm để chẩn đoán và điều trị IBS ở Hoa Kỳ được ước tính từ 1,7 đến 10 tỷ đô la. Các chi phí gián tiếp về mặt nghỉ học, ngày làm việc bị mất, tàn tật sẽ tăng gấp đôi số tiền ước tính là chi phí trực tiếp.


Tại Việt Nam, theo một nghiên cứu của Võ Thị Thúy Kiều (2015) về sự lưu hành và các yếu tốt nguy cơ từ chế độ dinh dưỡng của IBS trong cộng đồng sinh viên Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc IBS vào khoảng 10,3 %, trong đó nữ chiếm 10,6% và nam là 9,9% (đánh giá dựa trên tiêu chuẩn ROME III). Nghiên cứu về IBS là đề tài khá phổ biến trên thế giới ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, một số nghiên cứu ở khu vực trung đông như nghiên cứu tại Lebanon trên nhiều lĩnh vực dịch tễ học, hành vi, đặc tính cá nhân, đặc tính kinh tế xã hội, hướng can thiệp. Tuy nhiên trong lĩnh vực kinh tế, khi mà các lý thuyết về vốn con người, vốn xã hội chưa được quan tâm phân tích nhiều, như vậy các yếu tố kinh tế xã hội có tác động như thế nào đến IBS. Các nghiên cứu tại Việt Nam về IBS chủ yếu tập trung vào bệnh học, phương pháp chẩn đoán, can thiệp, chưa đánh giá nhiều sự lưu hành bệnh và các yếu tố liên quan dựa trên góc độ kinh tế. Một nghiên cứu của Siah, Wong năm 20162 (Siah, Wong, Chan, Ho, & Gwee, 2016) về tỷ lệ lưu hành và mối liên quan của IBS với lối sống, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng đã đề cập đến vấn đề tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng và đô thị hóa đã chuyển đổi môi trường mang lại những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế – xã hội, là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về lối sống, nhiều người trở nên ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý. Những yếu tố này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào những thay đổi trong dịch tể học và gia tăng tỷ lệ mắc IBS trong cộng đồng. Do vậy, các nghiên cứu về IBS liên quan đến môi trường sống, kinh tế xã hội đang được giới chuyên gia của nhiều nước quan tâm, điển hình ở một số nghiên cứu tại Singapore, Lebanon, (Basandra & Bajaj, 2014; Costanian, Tamim, & Assaad, 2015; Chatila, Merhi, Hariri, Sabbah, & Deeb, 2017; Siah et al., 2016)
Mục đích của bài nghiên cứu này là ước tính tỷ lệ hiện nhiễm và điều tra tác động của các vấn đề về vị trí địa lý, tình trạng kinh tế, trình độ học vấn là những đại diện cho các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến IBS, đặc tính về xã hội là một trong những biến thể có thể giúp giải thích sự biến đổi của IBS trong điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Bên cạnh đó, là các tác động thiên về đặc tính về tuổi, giới tính của từng cá nhân ảnh hưởng trực tiếp đến IBS. Tiếp đến là vấn đề về hành vi như chế độ ăn, sử dụng rượu, thuốc lá ảnh hưởng đến IBS. Như vậy, bài nghiên cứu sẽ xoay quanh 3 yếu tố chính có nhiều khả năng tác động lên tình trạng IBS: Kinh tế xã hội, đặc tính cá nhân và hành vi của đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu trên sẽ là tiền đề quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách, giới chuyên môn tìm ra nguyên nhân, đề ra giải pháp cũng như hướng can thiệp có hiệu quả để giảm nhanh tỷ lệ mắc IBS trong cộng đồng. Để giải được bài toán trên, bài nghiên cứu cần làm rõ các câu hỏi sau: ((1) Những yếu tố nào tác động đến IBS? (2) Cần tập trung vào yếu tố nào sau kết quả nghiên cứu để giảm tỷ lệ mắc IBS và đưa ra hướng can thiệp đúng đắn trong điều kiện nhân lực vật lực có giới hạn?
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập qua bảng câu hỏi liên quan đến các đặc tính cá nhân, kinh tế xã hội, hành vi và các câu hỏi chẩn đoán IBS theo tiêu chuẩn ROME III. Bảng câu hỏi được nhóm nghiên cứu xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước đó trên thế giới và Việt Nam. Bảng câu hỏi được trực tiếp nghiên cứu viên hỏi đối3 tượng tham gia nghiên cứu tại Phòng khám Tiêu hóa – bệnh viện trường đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, với cách thu thập dự liệu này, nhóm nghiên cứu cho rằng sẽ tiếp cận được với nhiều thành phần có yếu tố kinh tế xã hội, hành vi khác nhau, từ đó bài nghiên cứu sẽ lấy được dữ liệu một cách tổng thể có ý nghĩa đại diện cho một dân số lớn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
– Yếu tố tác động và xu hướng tác động của các yếu tố kinh tế xã hội, đặc tính cá nhân, hành vi đến IBS.
– Đề ra giải pháp, hướng can thiệp để làm giảm tỷ lệ mắc IBS trong cộng đồng

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU…………………………………………………………………………..1
1. Vấn đề nghiên cứu ………………………………………………………………………………..1
2. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………………………..3
3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………………………….3
4. Ý nghĩa thực tiễn…………………………………………………………………………………..3
5. Cấu trúc luận văn ………………………………………………………………………………….4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN…………………………5
1. Tổng quan lý thuyết ………………………………………………………………………………5
1.1 Tổng quan về bệnh Hội chứng ruột kích thích (IBS)……………………………….5
1.2 Cơ sỡ lý thuyết về kinh tế học của IBS ………………………………………………….9
2. Lượt khảo các nghiên cứu thực tiễn……………………………………………………….10
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………..23
1. Khung phân tích………………………………………………………………………………….23
2. Mô hình phân tích ……………………………………………………………………………….23
3. Giả thuyết nghiên cứu ………………………………………………………………………….30
4. Dữ liệu: ……………………………………………………………………………………………..35
5. Thiết kế nghiên cứu: ……………………………………………………………………………36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ………………………………………………………..39
1. Tổng quan ………………………………………………………………………………………….39
2. Mô tả mẫu nghiên cứu …………………………………………………………………………40
3. Kết quả phân tích ………………………………………………………………………………..433.1 Các nhân tố tác động đến IBS: Kiểm định phi tham số ………………………43
3.2 Kết quả hồi quy logistic …………………………………………………………………53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ………………………………..55
1. Tóm lượt phương pháp nghiên cứu………………………………………………………..55
1.1 Thống kê mô tả và kiểm định Chi-square …………………………………………55
1.2 Mô hình hồi quy ……………………………………………………………………………55
2. Kết luận ……………………………………………………………………………………………..56
3. Giới hạn của nghiên cứu và kiến nghị ……………………………………………………57
4. Hướng nghiên cứu tiếp theo………………………………………………………………….58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các nghiên cứu tác động giữa hút thuốc lá và IBS
Bảng 2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến IBS
Bảng 3.1 Định nghĩa tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình
Bảng 4.1 Tỷ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu phân theo tuổi, giới tính, dân tộc
Bảng 4.2 Đặc điểm tuổi của đối tượng tham gia nghiên cứu
Bảng 4.3 Tỷ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu phân theo khu vực sống, nghề
nghiệp, trình độ học vấn, hôn nhân
Bảng 4.4 Tỷ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu phân theo mức độ căng thẳng,
hút thuốc, uống rượu bia, cafe, nước có gas, vận động, thời gian ngủ
Bảng 4.5 Tương quan giữa IBS và giới tính
Bảng 4.6 Tương quan giữa IBS và tuổi
Bảng 4.7 Tương quan giữa IBS và nghề nghiệp
Bảng 4.8 Tương quan giữa IBS và khu vực sống
Bảng 4.9 Tương quan giữa IBS và mức thu nhập
Bảng 4.10 Tương quan giữa IBS và trình độ học vấn
Bảng 4.11 Tương quan giữa IBS và tình trạng hôn nhân
Bảng 4.12 Tương quan giữa IBS và mức độ căng thằng
Bảng 4.13 Tương quan giữa IBS và hút thuốc
Bảng 4.14 Tương quan giữa IBS và rượu bia
Bảng 4.15 Tương quan giữa IBS và cafe
Bảng 4.16 Tương quan giữa IBS và thức uống có gas
Bảng 4.17 Tương quan giữa IBS và vận động
Bảng 4.18 Tương quan giữa IBS và thời gian ngủ
Bảng 4.19 Mô hình hồi quy logistic đầy đ

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment