ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA BỆNH NHÂN NỮ UNG THƯ VÚ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA BỆNH NHÂN NỮ UNG THƯ VÚ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA BỆNH NHÂN NỮ UNG THƯ VÚ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC.Chất lượng cuộc sống có vai trò quan trọng trong đo lường tác động của các bệnh mãn tính lên sức khỏe, đặc biệt là những bệnh nhân ung thư [50]. Chất lượng cuộc sống còn tiên lượng tỉ lệ tử vong trên bệnh nhân ung thư nói chung. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân là một sự bổ sung cho việc đánh giá các chỉ số lâm sàng đang trở thành yếu tố quan trọng trong quan điểm của các nhà điều trị và chăm sóc sức khỏe. Đo lường chất lượng sống của bệnh nhân sẽ giúp giám sát tiến độ trong việc đạt được mục tiêu y tế.
Phân tích số liệu và giám sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có thể xác định và phân nhóm sức khỏe. Giúp hướng dẫn can thiệp để cải thiện sức khỏe của họ [15],[32]. Tuy nhiên, nhân viên y tế thường ít quan tâm đến khả năng lao động hoặc trạng thái tâm lý của người bệnh mà chỉ tập trung vào các biến số liên quan đến lâm sàng, mối quan tâm thường xuyên của họ là triệu chứng, tình trạng thể chất, dấu hiệu sinh tồn, thực hiện y lệnh và cũng ít quan tâm đến tâm lý, tình cảm và suy nghĩ của bệnh nhân. Nhưng đối với bệnh nhân, đặc biệt bệnh nhân ung thư, các dữ liệu nghiên cứu đối với họ cải thiện chất lượng cuộc sống quan trọng hơn nhiều so với kéo dài thời gian sống.


Ung thư vú là bệnh ác tính phổ biến nhất ở phụ nữ, đe dọa nghiêm trọng sức khoẻ của cộng đồng. Theo GLOBOCAN năm 2012, trên toàn thế giới có 1.677.000 trường hợp ung thư vú mới mắc (chiếm 25% trong tổng số tất cả các loại ung thư ở nữ) và 522.000 trường hợp tử vong do ung thư vú [74]. Tại Việt Nam, ung thư vú là bệnh có tỷ lệ mới mắc cao nhất trong các ung thư ở nữ giới. Tỷ lệ mới mắc chuẩn hóa theo tuổi năm 2010 ước tính là 28,1/100.000 phụ nữ [18]. Ung thư vú không chỉ làm tăng gánh nặng bệnh tật mà còn làm tăng một gánh nặng kinh tế đáng kể cho xã hội [68],[71]. Tỉ lệ mắc đang có xu hướng tăng nhanh nhưng tỉ lệ tử vong lại có xu hướng giảm,2 nhờ có những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị. Tuy vậy chẩn đoán ung thư vú vẫn tạo ra nỗi sợ hãi và bất ổn trong cuộc sống của phụ nữ và gia đình họ.
Ngoài gây tử vong và tàn tật ở một tỷ lệ cao, ung thư vú còn đe doạ làm thay đổi hình dạng cá nhân và làm ảnh hưởng tới sự toàn vẹn của cơ thể, phụ nữ mắc ung thư vú không chỉ đối mặt với những đau đớn về thể chất mà còn lâm vào tình trạng khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng, stress kéo dài, các vấn đề tâm lý tiêu cực, và đặc biệt là suy giảm chức năng xã hội làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh ung thư và làm suy giảm chất lượng sống của họ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú cần được quan tâm nhiều hơn trong các nỗ lực tăng hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Bệnh viện Quận Thủ Đức là bệnh viện hạng I, đã và đang phát triển các chuyên khoa. Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh các báo cáo về chất lượng sống ở bệnh nhân ung thư nói chung vẫn chưa được hệ thống một cách đầy đủ và chưa có báo cáo nào ở bệnh nhân ung thư vú. Nhằm phân nhóm các đối tượng dựa vào tình trạng sức khỏe, hướng dẫn can thiệp để cải thiện chất lượng sống của họ và ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng hơn, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu với mục tiêu:
1. Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân nữ ung thư vú điều trị tại bệnh viện Quận Thủ Đức theo thang điểm EORTC QLQ-C30 và QLQ-BR23
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng sống của bệnh nhân nữ ung thư vú tại bệnh viện Quận Thủ Đức

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………………………… i
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ………………………………………………….ii
ÐẶT VẤN ÐỀ……………………………………………………………………………………… 1
Chương 1 TỔNG QUAN ………………………………………………………………………. 3
1.1. Tổng quan về bệnh ung thư vú ở nữ giới……………………………………….. 3
1.2. Tình hình nghiên cứu về chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú . 12
1.2.1. Tổng quan chất lượng sống………………………………………………….. 12
1.2.2. Chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú và yếu tố liên quan.. 15
1.2.3. Công cụ đo lường CLS dành cho người mắc bệnh ung thư vú …. 22
1.2.4. Một số nghiên cứu về chất lượng sống của bệnh nhân ung thư
bằng bộ công cụ EORTC QLQ – C30 và EORTC QLQ – BR23………… 23
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………….. 31
2.1. Ðối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ……………………………….. 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………. 31
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………………………… 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………….. 33
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu …………………………………………………… 33
2.2.3. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………………… 33
2.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu ………………………………………………. 34
2.2.5. Công cụ thu thập số liệu………………………………………………………. 34
2.2.6. Các bước thực hiện …………………………………………………………….. 35
2.3. Các biến số nghiên cứu và cách đánh giá …………………………………….. 36
2.3.1. Các biến số độc lập …………………………………………………………….. 36
2.3.2. Biến số phụ thuộc và cách đánh giá………………………………………. 41
2.4. Xử lý và phân tích số liệu ………………………………………………………….. 432.5. Khống chế sai số ………………………………………………………………………. 43
2.6. Ðạo ðức nghiên cứu ………………………………………………………………….. 44
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………….. 45
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu………………………………….. 45
3.2. Chất lượng sống của bệnh nhân nữ ung thư vú …………………………….. 54
3.2.1. Chất lượng sống theo thang đo EORTC QLQ-C30…………………. 54
3.2.2. Chất lượng sống theo thang đo QLQ-BR23 …………………………… 56
3.3. Một số yếu tố liên quan đến điểm CLS của bệnh nhân nữ ung thư vú … 57
3.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học liên quan đến CLS tổng quát……………. 57
3.3.2. Tình trạng bệnh liên quan đến chất lượng sống tổng quát………… 59
3.3.3. Yếu tố tâm lý, gia đình và xã hội liên quan đến CLS tổng quát… 61
3.3.4. Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế liên quan đến CLS của BN …… 63
3.3.5. Mối tương quan giữa các chỉ số sức khỏe với CLS tổng quát …… 65
Chương 4 BÀN LUẬN ……………………………………………………………………….. 67
4.1. Một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu ……………………………………….. 67
4.2. Chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú………………………………….. 73
4.2.1. Điểm chất lượng sống tổng quát …………………………………………… 73
4.2.2. Điểm chất lượng sống lĩnh vức chức năng theo QLQ – C30 …….. 74
4.2.3. Điểm chất lượng sống lĩnh vực triệu chứng trong QLQ – C30….. 76
4.2.4. Điểm lĩnh vực chức năng theo QLQ – BR23 ………………………….. 78
4.2.5. Điểm chất lượng sống lĩnh vực triệu chứng theo QLQ – BR23…. 79
4.3. Một số yếu tố liên quan đến CLS của bệnh nhân nữ mắc ung thư vú . 81
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….. 91
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………..
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………………DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số yếu tố nguy cơ ung thư vú……………………………………………. 6
Bảng 1.2. Phân loại Luminal trong UTV theo St. Gallen 2015…………………… 9
Bảng 2.1. Cấu trúc thang đo QLQ-C30 …………………………………………………. 41
Bảng 2.2. Cấu trúc thang đo QLQ-BR23……………………………………………….. 42
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, học vấn, nơi cư trú và tình trạng hôn nhân ………… 45
Bảng 3.2. Đặc điểm về tình trạng kinh tế và nghề nghiệp………………………… 46
Bảng 3.3. Đặc điểm tôn giáo, dân tộc của người bệnh …………………………….. 46
Bảng 3.4. Tình trạng kinh nguyệt và tiền sử sinh con ……………………………… 47
Bảng 3.5. Giai đoạn bệnh hiện tại của người bệnh………………………………….. 47
Bảng 3.6. Cách phát hiện bệnh trước vào viện và nhân viên y tế thông báo.. 48
Bảng 3.7. Phương pháp phẫu thuật ……………………………………………………….. 48
Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh lý kèm theo …………………………………………………………. 49
Bảng 3.9. Tỷ lệ các biến chứng của ung thư vú………………………………………. 49
Bảng 3.10. Tuân thủ tái khám định kỳ…………………………………………………… 50
Bảng 3.11. Đặc điểm tâm lý của bệnh nhân……………………………………………. 50
Bảng 3.12. Mức độ chia sẻ bệnh tật của chính mình với người xung quanh.. 50
Bảng 3.13. Mức độ quan tâm của người thân …………………………………………. 51
Bảng 3.14. Thái độ ứng phó với bệnh tật và đặc điểm tâm lý khi tương tác với
nhân viên y tế …………………………………………………………………………………….. 51
Bảng 3.15. Điểm quản lý căng thẳng, mối quan hệ cộng đồng và chỉ số hạnh
phúc của người bệnh …………………………………………………………………………… 52
Bảng 3.16. Cung cấp thông tin tình trạng bệnh và hỗ trợ tâm lý cho người
bệnh của nhân viên y tế……………………………………………………………………….. 52
Bảng 3.17. Hài lòng về mức độ hỗ trợ tâm lý, tiện nghi bệnh viện, tính riêng
tư tại bệnh viện…………………………………………………………………………………… 53Bảng 3.18. Người chi trả chi phí điều trị và sinh hoạt câu lạc bộ………………. 53
Bảng 3.19. Điểm số trung bình các chức năng theo thang đo QLQ-C30 ……. 54
Bảng 3.20. Điểm chất lượng sống lĩnh vực triệu chứng theo QLQ-C30 chung
cho bệnh nhân ung thư ………………………………………………………………………… 55
Bảng 3.21. Điểm chất lượng sống theo QLQ-BR23………………………………… 56
Bảng 3.22. Điểm chất lượng sống về triệu chứng theo QLQ-BR23…………… 56
Bảng 3.23. Liên quan giữa các đặc điểm tuổi, nghề nghiệp, học vấn, nơi cư
trú và tôn giáo với chất lượng sống tổng quát…………………………………………. 57
Bảng 3.24. Tình trạng hôn nhân, thu nhập bình quân liên quan đến CLS…… 58
Bảng 3.25. Tình trạng kinh nguyệt, sản khoa liên quan chất lượng sống……. 59
Bảng 3.26. Tương quan giữa chất lượng sống tổng quát và giai đoạn bệnh .. 59
Bảng 3.27. Phương pháp phẫu thuật liên quan đến CLS tổng quát……………. 60
Bảng 3.28. Các bệnh lý kèm theo liên quan đến chất lượng sống tổng quát.. 60
Bảng 3.29. Các biến chứng liên quan đến chất lượng sống tổng quát………… 61
Bảng 3.30. Mức độ chia sẻ tình hình bệnh tật với người xung quanh liên quan
đến chất lượng sống tổng quát ……………………………………………………………… 61
Bảng 3.31. Mức độ quan tâm của người thân liên quan đến CLS tổng quát.. 62
Bảng 3.32. Thái độ ứng phó bệnh tật liên quan đến CLS tổng quát…………… 62
Bảng 3.33. Quản lý căng thẳng, mối quan hệ cộng đồng và chỉ số hạnh phúc
liên quan đến chất lượng sống tổng quát ……………………………………………….. 63
Bảng 3.34. Hỗ trợ tâm lý trong điều trị liên quan chất lượng sống tổng quát 63
Bảng 3.35. Tiếp cận dịch vụ điều trị liên quan chất lượng sống tổng quát …. 64
Bảng 3.36. Sự hài lòng về sự riêng tư và tiện nghi bệnh viện liên quan chất
lượng sống tổng quát…………………………………………………………………………… 64
Bảng 3.37. Tương quan giữa các chỉ số sức khỏe theo EORTC QLQ-C30 với
chất lượng sống ………………………………………………………………………………….. 65Bảng 3.38. Tương quan giữa các chỉ số sức khỏe theo EORTC QLQ – BR23
với chất lượng sống của bệnh nhân……………………………………………………….. 66
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Phân bố tỷ lệ mắc ung thư vú trên thế giới ………………………………… 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:

1. Cung Thị Tuyết Anh, Nguyễn Chấn Hùng, Mai Hồng Hoàng, et al. (1995) Cẩm nang Ung bướu học lâm sàng, trang 496.
2. Nguyễn Thái Bảo, Nguyễn Đình Tùng, Nguyễn Vũ Quốc Huy (2011) “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư vù bằng các bộ công cụ FACT – G, SF-36 và QLQ-C30”. Tạp chí Y Dược Học, (số 4), tr. 98-105.
3. Bùi Vũ Bình (2015) Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện đại học Y Hà Nội năm 2015. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, Bệnh viện 103.
4. Bộ Y tế, Bộ Tài chính (2015) Thông tư liên tịch Số: 37/2015/TTLT-BYTBTC ngày 29 tháng 10 năm 2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
5. Bộ Y tế (2018) Thông tư số: 15/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 05 năm 2018 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.
6. Nguyễn Ngọc Minh Châu (2018) Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư cổ tử cung và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 34-50.
7. Chính phủ Việt Nam (2015) Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 11 năm 2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.8. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2017) Tổng quan kinh tế – xã hội thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. 7-16.
9. Bùi Diệu (1999) “Đánh giá biến chứng của tia xạ phối hợp sau phẫu thuật Patey trên 608 bệnh nhân ung thƣ vú giai đoạn I, II tại Bệnh Viện K Hà nội từ 1993-1997”. Thông tin Y Dược, 6, 157-159.
10. Bùi Diệu (2011) “Tình hình mắc ung thƣ ở phụ nữ Hà Nội giai đoạn 2005-2008”. Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam, (3), tr. 39-46.
11. Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn (2012) “Gánh nặng bệnh ung thư và chiến lược phòng chống ung thư quốc gia đến năm 2020”. Tạp Chí Ung Thư Học, 1, 13-19.
12. Nguyễn Bá Đức (2003) Chăm sóc điều trị triệu chứng cho bệnh nhân ung thư, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 11-64.
13. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Thị Hoài Nga (2007) Dịch tễ học bệnh ung thư, Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

14. Trần Thị Thuận Đức, Trương Phi Hùng (2016) “Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư trực tràng sau phẫu thuật tại bệnh viện Bình Dân”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 20 (1), 169-173.
15. Nguyễn Thu Hà (2017) “Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú sử dụng thang đo QLQ-C30 và một số yếu tố liên quan tại một số bệnh viện Ung bướu tại Việt Nam”. Tạp chí Y Học Dự Phòng, 27 (5), 102.
16. Phạm Hồng Khoa (2017) Nghiên cứu ứng dụng phương pháp sinh thiết hạch cửa trong điều trị ung thư biểu mô tuyến vú giai đoạn sớm, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
17. Trần Bảo Ngọc, Nông Văn Dương (2015) “Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư và điều trị tại trung tâm ung bướu Thái Nguyên”. Tạp chí Ung thư học Việt Nam.18. Nguyễn Thị Thanh Phương (2013) Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn IV trước và sau điều trị tại khoa chống đau bệnhviện Ung Bướu Hà Nội năm 2013, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Bệnh viện,
Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
19. Lưu Quốc Quang (2017) Giá trị của bộ công cụ EORTC QLQ-BR53 để đo lường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 50-81.
20. Hoàng Thị Quỳnh (2016) Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh, khóa luận tốt nghiệp bác sĩ Y hoc Dự phòng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 35-48.
21. Sở Y tế Dịch vụ California (20106) Hướng dẫn điều trị ung thư vú dành cho phụ nữ, 1-24.
22. Nguyễn Thị Kim Tuyến (2014) “Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú từ nghiên cứu đến thực tiễn”. Tạp chí Phụ sản, 12 (1), 18-26.
23. Vũ Văn Vũ (2010) “Khảo sát tình trạng đau và chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến xa tại bệnh viện ung bướu TPHCM 7/2009 – 7/2010”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14 (4), 811-822.
24. Bộ Y tế (2002) Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 về việc ban hành danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản.
25. Chính Phủ (1997) Nghị định 03/1997/NĐ-CP ngày 6/01/1997 về việc thành lập quận Thủ Đức, quận 2, quận 9, quận 12 và thành lập các phường thuộc các quận mới – thành phố Hồ Chí Minh.26. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (2016) Quyết định số 2470/QĐ-SYT
ngày 27/5/2016 về việc giao chỉ tiêu giường bệnh, chuyên môn khám và điều trị cho đơn vị trực thuộc năm 2016.
27. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2007) Quyết định số 32/2007/QĐ-UBND ngày 23/02/2007 về việc thành lập Bệnh viện Quận Thủ Đức

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment