ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU TRÊN NỮ SINH VIÊN BỊ ĐAU BỤNG KINH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC Y TẠI HÀ NỘI
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU TRÊN NỮ SINH VIÊN BỊ ĐAU BỤNG KINH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC Y TẠI HÀ NỘI
Đỗ Tuấn Đạt1, Nguyễn Tài Đức2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: (1) Đánh giá hiệu quả của các phương pháp giảm đau trên nữ sinh viên bị đau bụng kinh tại một số cao đẳng và đại học y tại Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 922 đối tượng nghiên cứu phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Kết quả: Các phương pháp giảm đau được sử dụng theo tỉ lệ giảm dần lần lượt là: thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc đông y, thuốc giảm co, thuốc nội tiết, một số phương pháp khác là bấm huyệt, châm cứu, chườm nóng… Thuốc giảm đau sử dụng phổ biến nhất là Paracetamol, với thời gian sử dụng đa phần là ≤ 3 tháng. Hiệu quả giảm đau sau khi sử dụng các phương pháp là 73,5%.
tình trạng đau đớn như kiểu chuột rút xảy ra cùng lúc với chu kì kinh nguyệt. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đau bụng kinh vào khoảng 16,8% -81% và tỷ lệ cao nhất là 90% đãđược ghi nhận [1]. Mức độ đau thay đổi theo từng trường hợp, có người chỉ bị trướng ở vùng hạ vị vùng dưới rốn, có người đau dữ dội đến mức phải nghỉ ở nhà trong những ngày có kinh. Các triệu chứng điển hình bắt đầu vào tuổi dậy thì và có thể dẫn tới việc phải nghỉ học, cũng như hạn chế về các hoạt động xã hội, học tập và thể thao. Hơn nữa có nguy cơ giữa trầm cảm và lo lắng ở thanh thiếu niên bị đau bụng kinh. Chúng ta phân đau bụng kinh làm hai loại, đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát hay còn phân thành nhóm không rõ nguyên nhân và nhóm có nguyên nhân thực thể. Đau bụng kinh nguyên phát thường không do các bệnh lý vùng chậu mà được giải thích là do sự phóng thích prostagladin quá mức từ tử cung. Đau bụng kinh thứ phát xảy ra sau nhiều năm hành kinh không đau, nay mới đau, còn gọi là thống kinh muộn, thống kinh mắc phải, thường do những nguyên nhân thực thể như tử cung đổ sau, chít lỗ cổ tử cung, u xơ tử cung ở eo tử cung làm cho máu kinh khó thoát ra, trong đó lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân thường gặp nhất của nhóm này. Cho đến nay, đau bụng kinh thường được áp dụng các điều trị triệu chứng bằng các thuốc giảm đau hoặc điều trị căn nguyên như điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật lạc nội mạc tử cung,… Với mong muốn khảo sát mức độ phổ biến và hiệu quả của một số phương pháp giảm đau đang được sử dụng trên đối tượng bị đau bụng kinh, từ đó có thể có các nghiên cứu nhằm tiếp tục đưa ra các chiến lược can thiệp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Để tránh những hiểu nhầm và sai số trong quá trình trả lời câu hỏi thăm dò, chúng tôi tiến hành trên đối tượng đã có kiến thức nhất định như sinh viên trường cao đẳng và đại học y. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của các phương pháp giảm đau trên nữ sinh viên bị đau bụng kinhtại Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, khoa Y –Đại học Quốc Gia và Đại học Y Hà Nội từ tháng 10/2019 đến tháng 5/2020.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com