Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ lấy thai bằng phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng dưới hướng dẫn siêu âm

Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ lấy thai bằng phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng dưới hướng dẫn siêu âm

Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ lấy thai bằng phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng dưới hướng dẫn siêu âm/ Lê Anh Tuấn.Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ lấy thai của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng (Quadratus Lumborum Block – QLB) dưới hướng dẫn của siêu âm. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Tiến hành nghiên cứu trên 60 bệnh nhân được mổ lấy thai dưới gây tê tủy sống chia làm 2 nhóm. Nhóm 1 (nhóm QLB, n = 30) sử dụng phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng dưới hướng dẫn của siêu âm ở cả hai bên. Nhóm 2 (nhóm ngoài màng cứng – NMC, n = 30) sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng khi kết thúc phẫu thuật. Đánh giá hiệu quả giảm đau khi nghỉ ngơi và vận động, mức tiêu thụ morphin liên tục trong 48 giờ đầu sau mổ và sự hài lòng của bệnh nhân về 2 phương pháp giảm đau này. Điểm VAS khi nghỉ ngơi và khi vận động sau khi mổ lấy thai trong nhóm QLB và nhóm NMC đều nhỏ hơn 4 và không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Tổng mức tiêu thụ morphin ở nhóm QLB là 1,0 ± 0,53 mg, ở nhóm NMC là 0,7 ± 0,27mg, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Sự hài lòng của bệnh nhân liên quan tới giảm đau nhiều ở nhóm QLB hơn là nhóm NMC (93,3% so với 60%). Không gặp biến chứng nguy hiểm nào của cả hai phương pháp trên. Gây tê QLB dưới hướng dẫn của siêu âm có hiệu quả giảm đau tốt sau mổ lấy thai tương đương với gây mê ngoài màng cứng nhưng có mức độ hài lòng của bệnh nhân cao hơn so với phương pháp gây tê ngoài màng cứng

Hiện nay tại Việt Nam mổ lấy thai luôn chiếm tỉ lệ cao khoảng 36% [1]. Đau sau mổ lấy thai được xếp vào mức độ đau mạnh dưới 48 giờ ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý cũng như sự phục hồi của sản phụ, sự gắn kết của sản phụ với con và thời gian cho con bú [2 – 6]. Gây tê cơ vuông thắt lưng (Quadratus Lumborum Block) lần đầu tiên được Blanco mô tả vào năm 2007 để giảm đau cho các phẫu thuật vùng bụng. Một số nghiên cứu sau đó chỉ
ra rằng thuốc tê có thể lan từ T5 tới L1 do đó có thể dùng phương pháp này để giảm đau trong các phẫu thuật vùng bụng dưới và mổ lấy thai [6; 7]. Với sự hướng dẫn của siêu âm làm tăng hiệu quả và giảm các tai biến của phương pháp này nên ngày nay phương pháp này được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên cho đến hiện nay cả
Việt Nam và trên thế giới đều có rất ít nghiên cứu về phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng để giảm đau sau mổ lấy thai. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ lấy thai bằng phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng dưới hướng dẫn của siêu âm” nhằm mục tiêu so sánh tác dụng giảm đau sau mổ lấy thai bằng phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng dưới hướng dẫn của siêu âm với phương pháp gây tê ngoài màng cứng và mức độ hài lòng của bệnh nhân về hai phương pháp trên.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: T
ỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………… 3
1.1. Sinh lý đau…………………………………………………………………………………. 3
1.1.1. Định nghĩa ……………………………………………………………………………………..3
1.1.2. Các đường dẫn truyền cảm giác đau………………………………………………..4
1.1.3. Trung tâm nhận thức cảm giác đau………………………………………………….5
1.1.4. Những tác động sinh lý và tâm lý của đau sau mổ……………………………6
1.2. Giải phẫu cơ thành bụng ……………………………………………………………… 8
1.2.1. Các cơ thành bụng trước bên……………………………………………………………8
1.2.2. Thần kinh chi phối thành bụng trước bên …………………………………………9
1.2.3. Các cơ thành bụng sau …………………………………………………………………..11
1.2.4. Lớp mạc………………………………………………………………………………………..12
1.2.5. Thần kinh chi phối thành bụng sau …………………………………………………12
1.3. Mổ lấy thai ………………………………………………………………………………. 14
1.3.1. Định nghĩa …………………………………………………………………………………….14
1.3.2. Chỉ định ………………………………………………………………………………………..14
1.4. Các phương pháp điều trị giảm đau sau mổ lấy thai………………………. 16
1.4.1. Giảm đau đường toàn thân……………………………………………………………..16
1.4.2. Giảm đau bằng gây tê vùng ……………………………………………………………18
1.5. Gây tê cơ vuông thắt dưới hướng dẫn siêu âm ……………………………… 23
1.5.1. Giải phẫu học ………………………………………………………………………………..23
1.5.2. Kĩ thuật gây tê cơ vuông thắt lưng………………………………………………….24
1.5.3. Tác dụng giảm đau ………………………………………………………………………..27
1.6. Các thuốc sử dụng trong gây tê vùng…………………………………………… 27
1.6.1. Ropivacain…………………………………………………………………………………….27
1.6.2. Lidocain ………………………………………………………………………………………..30
1.6.3. Thuốc tê bupivacain ………………………………………………………………………31
1.6.4. Các thuốc họ morphin ……………………………………………………………………33
1.7. Các phương pháp đánh giá đau…………………………………………………… 34
1.7.1. Thang điểm nhìn hình đồng dạng VAS…………………………………………..34
1.7.2. Thang điểm lượng giá bằng số ……………………………………………………….36
1.7.3. Thang điểm lượng giá bằng lời nói…………………………………………………36
1.7.4. Thang điểm đánh giá cơ lực bằng tay …………………………………………….37
1.8. Tình hình nghiên cứu của gây tê cơ vuông thắt lưng trong mổ lấy thai …. 37
Chương 2: Đ
ỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 40
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………….. 40
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân………………………………………………………40
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ………………………………………………………..40
2.1.3. Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu…………………………………………………40
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 41
2.2.1. Thiết kế nghiên nghiên cứu ……………………………………………………………41
2.2.2. Chọn mẫu ……………………………………………………………………………………..41
2.3. Tiến hành nghiên cứu………………………………………………………………… 42
2.3.1. Phương tiện nghiên cứu …………………………………………………………………42
2.3.2. Phương pháp tiến hành…………………………………………………………………..46
2.3.3. Xử trí các tai biến…………………………………………………………………………..50
2.3.4. Thu thập số liệu……………………………………………………………………………..51
2.3.5. Thời điểm rút catheter ……………………………………………………………………53
2.4. Phân tích và xử lý số liệu …………………………………………………………… 53
2.5. Đạo đức nghiên cứu ………………………………………………………………….. 54
Chương 3: K
ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 55
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu………………………………………… 55
3.2. Đặc điểm về xét nghiệm trước mổ ………………………………………………. 58
3.2.1. Xét nghiệm công thức máu…………………………………………………………….58
3.2.2. Xét nghiệm đông máu cơ bản…………………………………………………………59
3.3. Đặc điểm về tê tủy sống và các thuốc dùng trong mổ ……………………. 59
3.3.1. Vị trí gây tê tủy sống ……………………………………………………………………..59
3.3.2. Lượng thuốc cấp cứu phải dùng trong mổ ………………………………………60
3.3.3. Đặc điểm về thời gian ……………………………………………………………………61
3.4. So sánh mức độ ảnh hưởng lên tần số tim và huyết áp của hai
phương pháp ……………………………………………………………………………… 62
3.4.1. So sánh mức độ ảnh hưởng lên tần số tim……………………………………….62
3.4.2. So sánh mức độ ảnh hưởng lên huyết áp…………………………………………63
3.5. Đánh giá hiệu quả giảm đau……………………………………………………….. 64
3.5.1. Phân bố điểm VAS lúc nghỉ ở các thời điểm nghiên cứu…………………64
3.5.2. Phân bố điểm đau VAS khi vận động ở các thời điểm nghiên cứu…..65
3.5.3. Đặc điểm liên quan kĩ thuật gây tê QLB và NMC…………………………..66
3.5.4. Đánh giá thời gian chờ tác dụng của thuốc ……………………………………..66
3.5.5. Đặc điểm kĩ thuật gây tê…………………………………………………………………67
3.5.6. Lượng morphin dùng thêm trong 48h sau mổ …………………………………67
3.5.7. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về các phương pháp giảm đau……….68
3.6. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê cơ
vuông thắt lưng. ………………………………………………………………………….. 69
3.6.1. Phân bố tác dụng không mong muốn ……………………………………………..69
Chương 4: B
ÀN LUẬN……………………………………………………………………… 70
4.1. Đặc điểm bệnh nhân và phẫu thuật ……………………………………………… 70
4.1.1. Tuổi, chiều cao, cân nặng……………………………………………………………….70
4.1.2. Đặc điểm các loại bệnh và phân loại phẫu thuật………………………………72
4.1.3. Đặc điểm về xét nghiệm trước mổ………………………………………………….73
4.1.4. Đặc điểm của tê tủy sống và các thuốc dùng trong mổ…………………….74
4.2. Hiệu quả giảm đau của hai phương pháp……………………………………… 75
4.2.1. So sánh hiệu quả giảm đau qua thang điểm VAS ……………………………75
4.2.2. Đánh giá thời gian chờ tác dụng……………………………………………………..78
4.2.3. Đánh giá về lượng morphin phải sử dụng……………………………………….79
4.2.4. Về mức độ hài lòng của bệnh nhân…………………………………………………79
4.3. Ảnh hưởng trên tuần hoàn, hô hấp, tác dụng không mong muốn thuận
lợi và khó khăn của phương pháp………………………………………………….. 81
4.3.1. Ảnh hưởng lên chức năng sống………………………………………………………81
4.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của phương pháp gây tê cơ vuông
thắt lưng ……………………………………………………………………………………..82
4.3.3. Các tác dụng không mong muốn ……………………………………………………84
4.3.4. Các tai biến liên quan gây tê cơ vuông thắt lưng……………………………..88
4.3.5. Chi phí thực hiện kĩ thuật……………………………………………………………….89
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 90
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………….. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh đa chiều đối với các cách tiếp cận………………………………. 27
Bảng 3.1. Phân bố tuổi, chiều cao, cân nặng, chỉ số khối của cơ thể (BMI),
tuổi thai, ASA ……………………………………………………………………. 55
Bảng 3.2. Phân bố tiền sử liên quan của đối tượng nghiên cứu…………………. 57
Bảng 3.3. Phân bố tiền sử mổ lấy thai …………………………………………………… 57
Bảng 3.4. Xét nghiệm công thức máu trước mổ ……………………………………… 58
Bảng 3.5. Xét nghiệm đông máu cơ bản trước mổ ………………………………….. 59
Bảng 3.6. Lượng thuốc cấp cứu phải dùng trong mổ……………………………….. 60
Bảng 3.7. Thời gian mổ và thời gian từ lúc TTS đến khi bơm thuốc tê ……… 61
Bảng 3.8. Độ sâu của kim, catheter từ da đến mặt phẳng cơ vuông thắt lưng…….. 66
Bảng 3.9. Thời gian chờ tác dụng của thuốc…………………………………………… 66
Bảng 3.10. Thời gian thực hiện kĩ thuật gây tê……………………………………….. 67
Bảng 3.11. Lượng morphin tiêu thụ trong 48h sau mổ…………………………….. 67
Bảng 3.12. Mức độ hài lòng của bệnh nhân……………………………………………. 68
Bảng 3.13. Tác dụng không mong muốn ……………………………………………….. 69

Leave a Comment