Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên

Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên

Luận án Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên.Các rối loạn tâm thần – hành vi ảnh hưởng đến khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên ở mọi quốc gia trên thế giới [117], [119]. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiều rối loạn có thể để lại hậu quả nặng nề suốt đời cho bản thân trẻ, đồng thời cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên khác trong gia đình, cộng đồng và tăng gánh nặng chi phí cho xã hội [111], [114], [116]. Tuy nhiên, theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới, bên cạnh các vấn đề sức khoẻ thể chất đã và đang được chú trọng, sức khoẻ tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên ở nhiều quốc gia còn chưa được quan tâm đúng mức. Thậm chí ngay cả ở những quốc gia phát triển như Hoa kỳ, Anh, khoảng 70 – 80% trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề sức khỏe tâm thần không nhận được các dịch vụ y tế thích hợp [119].

Công tác can thiệp các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay cũng nằm trong bối cảnh chung của thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần. Giống như ở người trưởng thành, các rào cản về địa lý, nhận thức, kinh tế và dịch

vụ y tế, định kiến, kỳ thị và phân biệt cũng là những yếu tố chính gây trở ngại đến công tác này [98], [114], [119]. Ở trẻ em , các vấn đề sức khỏe tâm thần còn phức tạp hơn bởi nó liên quan đến các giai đoạn phát triển của trẻ [56], [65], [98]. Trẻ em và thanh thiếu niên cũng là đối tượng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố của môi trường [61], [70], [72]. Thêm vào đó, nhiều rối loạn tâm thần – hành vi trẻ em cho đến nay vẫn còn chưa được hiểu rõ về cơ chế sinh bệnh. Nhiều liệu pháp điều trị ở người trưởng thành lại tỏ ra kém hiệu quả hoặc không được phép áp dụng trên trẻ em [52], [63]. Tại các quốc gia phát triển, khoảng vài chục năm trở lại đây mạng lưới chăm sóc sức khoẻ tâm thần phát triển mạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em. Các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào trường học ở các nước như Hoa Kỳ, Pháp, Singapore… được thực hiện một cách hệ thống và bền vững. Các nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều chứng cứ và cơ sở lý luận góp phần cải tạo, đổi mới hoạt động này để nó ngày càng hiệu quả hơn [116], [119]. Tuy vậy, việc áp dụng mô hình dựa vào cộng đồng tại các nước đang và kém phát triển còn thấp và chưa hiệu quả. Hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại khu vực này còn rất hạn chế [115], [116], [119]. 2Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ trẻ em và trẻ vị thành niên cao. Trong số đó, trên 90% trẻ em ở lứa tuổi đi học được đến trường [35]. Theo nhiều tác giả, khoảng 10 –20% học sinh Việt nam có các vấn đề sức khoẻ tâm lý, tâm thần cần được theo dõi, tư vấn và chữa trị [2], [7], [31], [32]. Tuy vậy, chăm sóc sức khoẻ tâm thần ở Việt

Nam mới chú trọng đến bệnh nhân tại bệnh viện. Tại cộng đồng, công tác này mớiđược thực hiện từ năm 1998 và tập trung chủ yếu ở bệnh tâm thần phân liệt và động kinh [3]. Hệ thống y tế còn thiếu chuyên gia về s ức khỏe tâm thần trẻ em. Đại đa số trường học chưa có chuyên gia tâm lý, sức khỏe tâm thần. Nhân viên y tế cơ sở chưa được đào tạo về bệnh lý tâm thần trẻ em [3], [9], [11]. Khoảng 10 năm trở lại đây, vấn đề này đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu xác định gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng, xây dựng công cụ chẩn đoán sàng lọc tại tuyến cơ sở, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng và thực hiện thí điểm một số giải pháp can thiệp chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em [4], [9], [12], [22], [109].

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm văn hoá của khu vực Miền núi phía Bắc. Bên cạnh những thuận lợi, Thái Nguyên cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp của trẻ em và thanh thiếu niên như: trộm cắp, đánh nhau, trốn học, tự sát, nghiện ma tuý, nghiện game… [2], [28], [29]. Nằm trong hoàn cảnh chung của Việt Nam, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em ở Thái Nguyên còn đang bị bỏ ngỏ, các đề tài nghiên cứu về vấn đề này còn hết sức khiêm tốn. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần của học sinh thành phố Thái Nguyên như thế nào, mô hình nào giúp phát hiện, điều trị sớm và dự phòng các vấn đề sức khoẻ tâm thần cho học sinh phù hợp với các điều kiện hiện có của Thái Nguyên, đề tài “Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên” được thực hiện nhằm mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng, một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tâm thần và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần ở học sinh 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên năm 2009.

2. Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện, can thiệp sớm các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh hai trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, Trung học cơ sở Nguyễn Du thành phố Thái Nguyên sau 2 năm can thiệp

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN ……………………………………………………………………………………………………………………….. 3

1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần – hành vi trẻ em, thanh thiếu niên và

nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em …………………………………………………………………. 3

1.1.1. Các khái niệm …………………………………………………………………………………………………………………………….. 3

1.1.2. Đặc điểm các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh thiếu niên …. 5

1.1.3. Thực trạng các rối loạn tâm thần – hành vi ở trẻ em và thanh thiếu

niên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em ……………………………………. 6

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên . 12

1.2. Các giải pháp can thiệp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh

thiếu niên hiện nay …………………………………………………………………………………………………………………………. 15

1.2.1. Điều trị bệnh tâm thần trẻ em ………………………………………………………………………………………. 16

1.2.2. Phát hiện, can thiệp sớm và dự phòng các v ấn đề sức khỏe tâm thần

trẻ em và thanh thiếu niên ……………………………………………………………………………………………… 18

1.3. Các mô hình can thiệp cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ

em trên hiện nay ………………………………………………………………………………………………………………………………. 21

1.3.1. Đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới ………………………………………………………………………. 21

1.3.2. Một số mô hình trên thế giới ………………………………………………………………………………………… 21

1.3.3. Công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em và một số mô hình thí

điểm tại Việt Nam ………………………………………………………………………………………………………………… 26

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………… 31

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………………………………. 31

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………………………………………. 31

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………………. 31

2.1.3. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………………………………………………… 32

2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………………. 32

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………………………. 32

2.2.2. Phương pháp chọn mẫu ……………………………………………………………………………………………………… 34

2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu …………………………………………………………………………………………………………. 36

2.2.4. Công cụ và vật liệu sử dụng trong nghiên cứu ………………………………………………….. 39

2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu …………………………………………………………………………………. 40

2.3.1. Kỹ thuật thu thập số liệu đầu vào ……………………………………………………………………………….. 40

2.3.2. Số liệu về công tác xây dựng và hoạt động của mô hình …………………………… 41

2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu sau can thiệp …………………………………………………………………… 42

2.4. Nội dung can thiệp ………………………………………………………………………………………………………………………….. 43

2.4.1. Chuẩn bị cộng đồng ……………………………………………………………………………………………………………… 43

2.4.2. Chuẩn bị nguồn lực ………………………………………………………………………………………………………………….. 43

2.4.3. Triển khai hoạt động can thiệp……………………………………………………………………………………… 44

2.4.4. Giám sát và hỗ trợ các hoạt động của mô hình …………………………………………………. 45

v

2.5. Phương pháp đánh giá ………………………………………………………………………………………………………………….. 46

2.5.1. Đánh giá kết quả sàng lọc bằng thang điểm SDQ25 …………………………………….. 46

2.5.2. Đánh giá các rối loạn tâm thần và hành vi …………………………………………………………… 46

2.5.3. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành đối với công tác chăm sóc

sức khỏe tâm thần học sinh ……………………………………………………………………………………………. 47

2.5.4. Đánh giá kết quả can thiệp, điều trị nhóm học sinh có rối loạn ……………. 48

2.5.5. Đánh giá hiệu quả can thiệp …………………………………………………………………………………………… 48

2.5.6. Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp …………. 49

2.6. Phương pháp khống chế sai số ……………………………………………………………………………………………….. 49

2.7. Kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu ……………………………………………………………………………………… 49

2.8. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………………………………………………………. 49

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………………………….. 50

3.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần – hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành phố

Thái Nguyên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh ………………….. 50

3.1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành

phố Thái Nguyên …………………………………………………………………………………………………………………… 50

3.1.2. Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh 6-15 tuổi

thành phố Thái Nguyên …………………………………………………………………………………………………….. 52

3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em ……….. 55

3.1.4. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh ……………………………….. 57

3.2. Kết quả xây dựng và đánh giá mô hình CSSKTT cho học sinh …………………………….. 61

3.2.1. Xây dựng mô hình CSSKTT cho học sinh ………………………………………………………………… 61

3.2.2. Hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm các rối loạn tâm thần và

hành vi học sinh sau 2 năm can thiệp ……………………………………………………………………… 75

Chƣơng 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………………………………………………………. 86

4.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần – hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành phố

Thái Nguyên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh ………………….. 86

4.1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành

phố Thái Nguyên …………………………………………………………………………………………………………………… 86

4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần và hành vi học sinh .. 92

4.1.3. Về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh tại Thái Nguyên . 96

4.2. Kết quả xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sức khỏe tâm

thần cho học sinh ………………………………………………………………………………………………………………………………. 98

4.2.1. Kết quả xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh . 98

4.2.2. Hiệu quả mô hình sau can thiệp ………………………………………………………………………………..103

4.3. Một số hạn chế của quá trình can thiệp …………………………………………………………………………112

KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 113

KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………………………………………………………… 115

CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ……………………………… 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………………………………………………. 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bệnh viện Tâm thần Trung ương (2013), “12 năm triển khai Dự án Bảo vệ sức khỏe Tâm thần cộng đồng”, http://www.bvtttw1.gov.vn/?lang=V&func= newsdetail&newsid=744&CatID=83&MN=26 ngày 04/03/2013.
2. Trần Văn Cường và cs. (2002), Điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế – xã hội khác nhau của nước ta hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Mã số: BY 2000 – 18, tr. 1-92.
3. La Đức Cương (2011), “Tổng quan về dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng: Kết quả hoạt động giai đoạn 2006 – 2010, kế hoạch hoạt động năm 2011”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, tr. 27-31.
4. Lê Thị Ngọc Dung, Phạm Thị Phương Loan, Lê Thị Thanh Tâm và cs. (2009), “Thực trạng sức khỏe tinh thần trẻ em thành phố Hồ Chí Minh -nghiên cứu trường hợp trẻ vị thành niên ở một số trường phổ thông trung học”, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, tr. 15-92.
5. Đàm Bảo Hoa, Bùi Đức Trình và cs. (2008), “Thực trạng rối loạn tâm thần và hành vi của học sinh trường Trung học cơ sở Quang Trung –thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Thực hành, 11/2008, tr.18 – 21.
6. Lưu Ngọc Hoạt (2008), Thống kê – Tin học ứng dụng trong nghiên cứu Y học, NXB Y học, Hà Nội.
7. Đinh Đăng Hoè (2000), “Nhận xét về yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên”, Nội san tâm thần số 4, tr. 41 – 42.
8. Hội Nhi khoa Việt Nam (2006), Rối loạn tâm thần ở trẻ em: Phát hiện và điều trị, Hội thảo cập nhật kiến thức Nhi khoa lần VII, Hà Nội 05/10/2006, tr. 1-52.
9. Ngô Thanh Hồi và cs. (2007), “Khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học thành phố Hà Nội” , Hội thảo quốc tế Phòng ngừa và can thiệp cho trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần ở Việt Nam, Hà Nội 13,14/12/2007, tr. 4-7. 118
10. Trần Văn Hô (2012), Nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại một số trường trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Luận văn ThS ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Trường Đại học Giáo dục, tr. 40-58.
11. Bùi Thế Khanh, Phan Tiến Sỹ và cs. (2011), “Đánh giá hiện trạng hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần các tỉnh, thành phố phía Nam, đề xuất một số giải pháp”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, tr. 63-69.
12. Nguyễn Tùng Lâm, Nguyễn Ngọc Diệp và cs. (2007), “Mô hình can thiệp sức khoẻ tinh thần học đường bước đầu thử nghiệm tại trường THPT Đinh Tiên Hoàng”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Chăm sóc sức khoẻ tinh thần, Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, tr. 127-135.
13. Đặng Hoàng Minh (2008), “Can thiệp sức khoẻ tinh thần tại một số nước Châu á và Phương Tây”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Chăm sóc sức khoẻ tinh thần, Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, tr. 393-400.
14. Đặng Hoàng Minh (2002), “Đánh giá các hành vi cảm xúc của 36 trẻ ở Hồng Kỳ huyện Sóc sơn-Hà Nội”, Nội san tâm thần số 7, tr. 94 – 98.
15. Nguyễn Cao Minh (2012), Điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thành niên ở miền Bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần (bản tóm tắt), Luận văn Thạc sĩ ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Trường Đại học
Giáo dục, tr. 11-16.
16. Ngành Tâm thần học Việt Nam (2001), Chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại cộng đồng cho các bệnh loạn thần nặng mãn tính, Hà Nội, tr. 3-53.
17. Trần Viết Nghị và cs. (2003), Cơ sở của lâm sàng tâm thần học, NXB Y học, (tài liệu dịch), tr. 345-378.
18. Trần Viết Nghị, Nguyễn Viết Thiêm và cs. (2001), “Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng rối loạn hành vi tại một phường thành phố Thái Nguyên”, Nội san tâm thần số 5, tr. 86-88.
19. Dương Đình Thiện, Phạm Ngọc Khái và cs. (1999), Dịch tễ và thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học, NXB Y học, Hà Nội, tr. 17-45.
20. Nguyễn Thọ (2003), “Khảo sát các vấn đề sức khoẻ tâm thần trong học sinh trung học cơ sở ở Thành Phố Biên Hoà”, Nội san tâm thần số 14, tr. 5 -12. 119
21. Nguyễn Thọ (2005), “Khảo sát về vấn đề rối loạn phát triển tâm lý, hành vi và cảm xúc ở học sinh phổ thông”, Kỷ yếu công trình NCKH-BV Tâm thần Trung ương II, tr. 48-54.
22. Nguyễn Thọ (2007), “Nghiên cứu thành lập mô hình chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho học sinh phổ thông ở Đồng Nai”, Kỷ yếu hội thảo khoa họcChăm sóc sức khoẻ tinh thần, Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, tr. 254-265.
23. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định số 84/1998/QĐ-TTg ngày
16/4/1998; số 196/1998/QĐ-TTg ngày 10/10/1998 và số 224/1998/QĐ-TTg ngày 17/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và bện h dịch nguy
hiểm; bổ xung mục tiêu Bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng; mục tiêu Phòng chống Sốt xuất huyết; mục tiêu Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vào Chương trình quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm.
24. Tổ chức Y tế thế giới (1992), Mô tả lâm sàng và các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán, Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi, Viện sức khoẻ Tâm thần – Bệnh viện Tâm thần trung ương, (Tài liệu dịch), tr. 214-292.
25. Tổ chức Y tế thế giới (1993), Tiêu chuẩn chẩn đoán dành cho nghiên cứu, Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi, Hội Tâm thần Việt nam – Viện sức khoẻ Tâm thần, (Tài liệu dịch), tr. 177-181.

26. Chu Văn Toàn (2008), Nghiên cứu các rối loạn tâm thần và hành vi ở trẻ em ở Thanh Hóa, Báo cáo đề tài NCKH Cấp Tỉnh, Mã số: KX-17/D-2007, tr. 57-63.
27. Trang Nhung (2013), “Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân”, BáoThái Nguyên Online, http://baothainguyen.vn/tin-tuc/xa-hoi/nangcao-chat-luong-cham-soc-suc-khoe-cho-benh-nhan-206076-85. html, ngày
23/1/20913.
28. Bùi Đức Trình và cs. (1989), “Bước đầu tìm hiểu các nhân tố tâm lý xã hội trong các rối loạn tâm thần và hành vi ở trẻ em từ 10 – 17 tuổi tại một phường thuộc thành phố Thái Nguyên”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học 1980 – 1990, tr. 290-298. 120
29. Bùi Đức Trình, Đàm Bảo Hoa và cs. (2009), Nghiên cứu thực trạng các rối loạn tâm thần và hành vi và thử nghiệm can thiệp bằng giáo dục ở nhóm tuổi từ 11 – 15 tại thành phố Thái Nguyên, Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Mã số: B2007-TN 05-02, tr. 42-48.

30. Bùi Đức Trình (chủ biên) (2010), Giáo trình Tâm thần học , NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên, tr. 5-9.
31. Hoàng Cẩm Tú (2006), “Một số vấn đề tổn thương sức khoẻ tâm thần học đường”, Rối loạn tâm thần ở trẻ em – phát hiện và điều trị, Hội Nhi khoa Việt nam, Hà Nội, tr. 41-46.
32. Trần Tuấn (2006), Đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của bộ câu hỏi SDQ25 sử dụng trong chẩn đoán sàng lọc rối nhiễu tâm trí trên đối tượng trẻ em 4-16 tuổi tại Việt Nam, Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu cấp
Bộ số 779/QĐ-LHH ngày 15/2/2005, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tháng 3/2006, tr. 3-22.
33. Trần Tuấn (2011), “Bàn về Rối nhiễu Tâm trí và Bệnh Tâm thần nêu trong Đề án 1215”, Tài liệu phục vụ phát triển nghề công tác xã hội trong chăm sóc y tế, Trung tâm Nghiên Cứu và Đào Tạo Phát Triển Cộng Đồng (RTCCD), Hà Nội. 2011.
34. Nguyễn Kim Việt, Lê Công Thiện, Dương Minh Tâm và cs. (2011), “Đánh giá hiểu biết, thái độ đối với trầm cảm và điều trị trầm cảm ở một số quần thể người Việt nam”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học
kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, tr. 81-88.35. WHO – Văn phòng đại diện Việt nam (2013), “Sức khỏe Vị Thành niên”,

Leave a Comment