ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ CỨU CÁNH TRONG ĐIỀU TRỊ DIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI SAU KHI THẤT BẠI PHÁC ĐỒ CÓ BISMUTH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ CỨU CÁNH TRONG ĐIỀU TRỊ DIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI SAU KHI THẤT BẠI PHÁC ĐỒ CÓ BISMUTH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ CỨU CÁNH TRONG ĐIỀU TRỊ DIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI SAU KHI THẤT BẠI PHÁC ĐỒ CÓ BISMUTH
Nguyễn Công Long1, Nguyễn Văn Khanh1
1 Trung tâm tiêu hóa gan mật bệnh viện Bạch mai
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phác đồ cứu cánh trong tiệt trừ Helicobacter pylori (HP) đạt hiệu quả cao, Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả và an toàn của phác đồ cứu cánh trong triệt trừ HP bằng phác cứu cánh. Đối tượng và phương pháp: Trong nghiên cứu chúng tôi tuyển chọn được 30 bệnh nhân loét hành tá tràng có HP dương tính thất bại với phác đồ 4 thuốc có bismuth, được điều trị phác đồ cứu cánh tiệt trừ HP trong 14 ngày với 40mg esomeprazole, 1g amoxicillin, 500mg metronidazole và levofloxacin trong 14 ngày. Kết quả: Tỷ lệ tiệt từ HP ở phác đồ cứu cánh của chúng tôi đạt là 93,3%, và chỉ có chủ yếu là các tác dụng phụ không đáng kể là 36,7% mệt mỏi. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy rằng phác đồ cứu cánh là phác đồ hiệu quả và an toàn có thể áp dụng HP sau khi thất bại phác đồ có bismuth. 

Helicobacter pylori (H. pylori) là nguyên nhân gây lên rất nhiều bệnh lý tiêu hóa bao gồmviêm dạ dày loét dạ dày, ung thư dạ dày, u lympho niêm mạc dày, nó coi như là một yếu tố gây ung thư dạ dày (carcinogen nhóm I). Hiện nay có rất nhiều  hướng  dẫn  trong  điều  trị  tiệt  trừ H. pylori[1,  2]. Điều trị tiệt trừ H. pylori cần phối hợp kháng sinh và các thuốc giảm tiết acid, giúp làm tăng nồng độ pH của dạ dày nhằm giúp khả năng tiêu diệp HP của kháng sinh cao hơn, mặc dù  chưa  có  nhiều  bằng  chứng  rõ  ràng  nhưng người ta thấy vai trò của các probiotic kết hợp với kháng sinh và các thuốc giảm tiết trong tiệt trừ HP. Hiệu quả điều trị của các thuốc không chỉ phụ thuộc vào dược động học và tính dược lý của  các  kháng  sinh  bao  gồm  amoxicillin, clarithroycin, levofloxacin, metronidazole, tetracyclin,  rifabutin,  các  thuốc chứa bismuth và các  thuốc  ức  chế  bài  tiết  acid  chủ  yếu  là  PPI được sử dụng. Tuy nhiên hiện nay theo phác đồ hướng dẫn tiệt trừ HP của hội tiêu hóa Việt nam thì  phác  đồ  4  thuốc  bao  gồm  PPI,  tetracyclin, Tinidazole và thuốc chứa Bismuth được lựa chọn trong điều trị đầu tay. Tuy tỷ lệ đạt được hiệu quả  trong  các  nghiên  cứu  trong  nước  đạt  tới 90%, một số trường hợp thất bại chúng ta cần phải sử dụng phác đồ cứu cánh trong điều trị. Phác đồ cứu cánh đó bao gồm PPI, levofloxacin, amoxicillin/nitroimidazole được đưa vào điều trị lần đầu tiên năm 2000, và kết quả đạt được tiệt trừ  HP  đến  90-92%[3,4].  Chúng  tôi  thực  hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tác dụng phác đồ cứu cánh trong điều trị các trường hợp tiệt trừ HP thất bại với phác đồ 4 thuốc có tetracyclin.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐối tượng:Nghiên cứu  được tiến  hành từ tháng  9/2019đến  tháng 9/2021  tại  Khoa  tiêu hóaBệnh viện Bạch Mai. Thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu can thiệp sử dụng số liệu tiến cứu.Là những bệnh nhân được chẩn đoán loét hành tá tràng có HP dương tính sau khi điều trị thất bại với phác đồ 4 thuốc bao gồm PPT, tetracyclin, Tinidazole,  và  thuốc  có  chứa  Bismuth  các  tiêu chuẩn: Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên được chẩn đoán loét hành tá tràng HP (+) sau khi điều trị phác đồ 4 thuốc được khám và chẩn đoán tại khoa Tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai, Đồng ý tham gia nghiên cứu, Bệnh nhân tuân thủ điều trị, đến khám và kiểm tra đúng hẹn

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ CỨU CÁNH TRONG ĐIỀU TRỊ DIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI SAU KHI THẤT BẠI PHÁC ĐỒ CÓ BISMUTH

Leave a Comment