Nghiên cứu tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ của cao lỏng QH trên thực nghiệm
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ của cao lỏng QH trên thực nghiệm.Giấc ngủ là một phần tất yếu quan trọng của cuộc sống. Đồng thời giấc ngủ thực sự là một quá trình rất tích cực liên quan đến một số thay đổi sinh lý trong các cơ quan của cơ thể. Giấc ngủ giúp phục hồi lại sức khỏe sau một ngày thức để làm việc. Một giấc ngủ có chất lượng tốt là một giấc ngủ sau khi tỉnh dậy con người cảm thấy khoan khoái, khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng. Còn chất lượng giấc ngủ mà kém thì góp phần gây ra bệnh tật và sức khỏe kém [1].
Khi ngủ cơ thể tiết ra những hormone quan trọng giúp quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại những thông tin một cách hệ thống, thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn của não bộ [1],[2].
Mất ngủ được định nghĩa là sự không hài lòng về số lượng và chất lượng của giấc ngủ [5]. Các rối loạn thường gặp ở người bị bệnh mất ngủ là khó ngủ, khi tỉnh ngủ khó ngủ lại, ngủ không sâu, tỉnh giấc nhiều lần trong khi ngủ [2]. Mất ngủ làm giảm năng suất lao động của con người như giảm sự tập trung, giảm sự tỉnh táo dẫn tới hậu quả suy giảm hoạt động ban ngày [4],[5]. Theo một số tác giả rối loạn giấc ngủ là sản phẩm không thể tránh khỏi của nền văn minh và là căn bệnh mang tính toàn cầu [6]. Ở những nước phát triển, khoảng 30-50% dân số thỉnh thoảng có mất ngủ và tỷ lệ mất ngủ mãn tính ước tính ít nhất 5-10% [11]. Tỷ lệ mất ngủ ở những người cao tuổi thường cao hơn so với người trẻ [74]. Hiện nay, đối với các sinh viên thì mất ngủ là tình trạng phổ biến ở học sinh trên toàn thế giới. Trong giai đoạn 2015-2018, tỷ lệ mất ngủ trung bình ở học sinh ở Nam Á (Ân Độ, Pakistan, Nepal và Bangladesh) là 52,1%, dao động từ 35,4% đến 70%. Trong cùng thời gian, mức độ mất ngủ nghiêm trọng ở học sinh từ các quốc gia giàu có lần lượt là 37,2; 30,5; 19,7 và 7,7% đối với học sinh Trung Quốc, Na Uy, Ba Lan và Đức [75].
Hiện nay YHHĐ thuốc để chữa mất ngủ chủ yếu là nhóm diazepam, dùng là điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, nhiều khi chưa mang lại hiệu quả toàn diện. Bên cạnh đó, các loại thuốc này thường gây nghiện thuốc và dẫn đến tình trạng phụ thuộc thuốc khi sử dụng lâu dài [3]. Y học cổ truyền có những vị thuốc và bài thuốc quý mất ngủ có hiệu quả, đưa bệnh nhân vào giấc ngủ một cách tự nhiên, ít tác dụng không mong muốn và không gây ra tình trạng cai thuốc. Bên cạnh đó, các loại thuốc này thường gây nghiện thuốc và dẫn đến tình trạng phụ thuộc thuốc khi sử dụng lâu dài.
Bài thuốc QH được xây dựng dựa vào lý luận y học cổ truyền Việt Nam và kinh nghiệm lâm sàng để điều trị mất ngủ đem lại hiệu quả cao, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống và khoa học về hiệu quả điều trị mất ngủ của bài thuốc này. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ của cao lỏng QH trên thực nghiệm” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng an thần, giảm lo âu của cao lỏng QH trên mô hình đo hoạt động ký và mô hình chữ thập nâng cao.
2. Đánh giá tác dụng cải thiện giấc ngủ của cao lỏng QH trên mô hình chuột gây rối loạn giấc ngủ bằng cafein và mô hình gây rối loạn giấc ngủ mạn tính bằng stress .
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tổng quan về giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ 3
1.1.1. Giấc ngủ 3
1.1.2. Rối loạn giấc ngủ 5
1.1.2.1. Khái niệm, phân loại 5
1.1.2.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của rối loạn giấc ngủ 6
1.2. Mất ngủ không thực tổn 7
1.2.1. Khái niệm 7
1.2.2. Triệu chứng 7
1.2.3. Chẩn đoán mất ngủ không thực tổn 8
1.2.4. Điều trị mất ngủ không thực tổn theo y học hiện đại 9
1.3. Y học cổ truyền 11
1.3.1. Khái niệm 11
1.3.2. Nguyên nhân 11
1.3.3. Phân thể lâm sàng 13
1.4. Một số nghiên cứu về điều trị mất ngủ trên thực nghiệm tại Việt Nam
và trên thế giới 14
1.4.1. Trên thế giới 14
1.4.2. Tại Việt Nam 15
1.5. Một số mô hình nghiên cứu 17
1.5.1. Mô hình gây mất ngủ bằng tác nhân vật lý 17
1.5.2. Mô hình gây mất ngủ bằng tác nhân hóa học 19
1.5.3. Mô hình gây mất ngủ do bệnh lý 20
1.6. Tổng quan về bài thuốc QH 21
1.6.1. Nguồn gốc xuất xứ 21
1.6.2. Các vị thuốc trong bài thuốc QH 22
Chương 2. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 32
2.1. Chất liệu nghiên cứu 32
2.1.1. Thuốc nghiên cứu 3 2
2.1.2. Thuốc đối chứng (chứng dương): 33
2.2. Đối tượng nghiên cứu 33
2.3. Máy móc và hóa chất sử dụng trong nghiên cứu 33
2.4. Phương pháp nghiên cứu 34
2.4.1. Đánh giá tác dụng an thần, giảm lo âu của cao lỏng QH trên mô
hình đo hoạt động ký và mô hình chữ thập nâng cao 34
2.4.2. Đánh giá tác dụng cải thiện giấc ngủ của cao lỏng QH trên mô
hình chuột gây rối loạn giấc ngủ bằng cafein và mô hình rối loạn giấc ngủ mạn tính bằng stress 35
2.5. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 38
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 38
2.7. Sai số và phương pháp khống chế sai số 38
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 39
2.9. Sơ đồ nghiên cứu 40
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. Kết quả đánh giá tác dụng an thần, giảm lo âu của cao lỏng QH trên
mô hình đo hoạt động ký và mô hình chữ thập nâng cao 41
3.1.1. Tác dụng an thần của cao lỏng QH trên mô hình đo hoạt động ký 41
3.1.2. Tác dụng giảm lo âu của cao lỏng QH trên mô hình chữ thập
nâng cao 43
3.2. Tác dụng ức chế kích thích, cải thiện giấc ngủ của cao lỏng QH trên
mô hình chuột gây rối loạn giấc ngủ bằng cafein 50
3.3. Tác dụng cải thiện giấc ngủ và hành vi cao lỏng QH trên mô hình chuột gây rối loạn giấc ngủ mạn tính bằng stress 52
Chương 4. BÀN LUẬN 57
4.1. Bàn luận về tác dụng an thần, giảm lo âu của cao lỏng QH trên
mô hình đo hoạt động ký và mô hình chữ thập nâng cao 57
4.1.1. Tác dụng an thần, giảm lo âu của cao lỏng QH trên mô hình đo
hoạt động ký 57
4.1.2. Tác dụng an thần, giảm lo âu của cao lỏng QH trên mô hình
chữ thập nâng cao 59
4.2. Bàn luận về tác dụng cải thiện giấc ngủ của cao lỏng QH trên mô hình chuột gây rối loạn giấc ngủ bằng cafein và mô hình gây rối loạn
giấc ngủ mạn tính bằng stress 65
4.2.1. Tác dụng cải thiện giấc ngủ của cao lỏng QH trên mô hình chuột
gây gây rối loạn giấc ngủ mạn tính bằng cafein 65
4.2.2. Tác dụng cải thiện giấc ngủ của cao lỏng QH trên mô hình chuột
gây rối loạn giấc ngủ bằng stress 67
4.3. Bàn về cơ chế tác dụng của cao lỏng QH 69
KẾT LUẬN 72
KIẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Hạn liên thảo (Herba Ecliptae) 22
Hình 1.2: Bình vôi (Tuber Stephaniae) 23
Hình 1.3: Lạc tiên (Herba Passiflorae foetidae) 24
Hình 1.4: Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae) 25
Hình 1.5: Liên tâm (Embryo Nelumbinis nuciferae) 27
Hình 1.6: Thảo quyết minh (Semen Sennae torae) 28
Hình 1.7: Thạch quyết minh (Concha Haliotidis) 29
Hình 1.8: Trân châu mẫu (Conchapteriae) 30
Hình 1.9: Nữ trinh tử (Fructus Ligustri Lucidi) 31
DANH MỤC BANG
Bảng 2.1. Thành phần bài thuốc QH 32
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của cao lỏng QH lên số lần di chuyển theo chiều
ngang 41
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của cao lỏng QH lên số lần di chuyển theo chiều dọc 42
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của cao lỏng QH đến số lần chuột vào nhánh đóng 44
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của cao lỏng QH đến thời gian chuột vào nhánh
đóng 45
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của cao lỏng QH đến số lần chuột vào nhánh mở 46 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của cao lỏng QH đến thời gian chuột vào nhánh mở 48 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của cao lỏng QH đến tỷ lệ né tránh nhánh mở của
chuột 49
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của cao lỏng QH đến độ trễ giấc ngủ của chuột 50
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của cao lỏng QH đến thời gian giấc ngủ của chuột 51
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của cao lỏng QH đến tổng thời gian ngủ của chuột 53
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của cao lỏng QH đến cân nặng của chuột 54
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của cao lỏng QH đến chỉ số yêu thích sucrose
của chuột 55
Nguồn: https://luanvanyhoc.com