NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỪ MẸ VÀ CON ĐẾN VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP Ở TRẺ SƠ SINH
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỪ MẸ VÀ CON ĐẾN VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP Ở TRẺ SƠ SINH TẠI ĐƠN VỊ NHI SƠ SINH BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Nguyễn Thị Thanh Bình1, Phạm Thị Ny2, Phạm Thị Ny2, Nguyễn Thị Thúy Lan2
1 Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế
2 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng vàng da tăng bilirubin gián tiếp (VDTBGT) ở trẻ sơ sinh. Và tìm hiểu một số yếu tố liên quan từ mẹ và con đến VDTBGT ở trẻ sơ sinh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh-chứng (82 trẻ vàng da: 82 trẻ không vàng da) tại đơn vị Nhi sơ sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ 5/2021 đến 30/6/2022. Kết quả: Tổng số 82 trẻ sơ sinh được chẩn đoán VDTBGT. Tỷ lệ nữ 57,3%, sơ sinh non tháng (SSNT) 46,4%. Đa số trẻ có xuất hiện vàng da sớm trong 48 giờ đầu sau sinh (65,8%) trong đó phát hiện sớm trong 24 giờ đầu là 32,9%. Giờ tuổi trung bình trẻ được chẩn đoán là 41,5 (26-64) giờ, tỷ lệ trẻ biểu hiện vàng da đến vùng 5 là 46,3%, vàng da vùng 1,2 chiếm 20,7%. Các nguyên nhân vàng da nhiễm khuẩn sơ sinh sớm (NKSSS) 47,6%, SSNT 46,3%, vàng da bất đồng nhóm máu mẹ con ABO 12%, đa hồng cầu 12,2%. Nồng độ bilirubin toàn phần trung bình là 206,7 (81,8-383,1) (µmol/L). Tỷ lệ trẻ vàng da có thiếu máu (Hb <13,5g/l) là 13,4% và đa hồng cầu (>=220g/l) là 11%. Phân tích đơn biến cho thấy trường hợp sinh thường, mẹ nhóm máu O, SSNT, cân nặng dưới 2500 gam, NKSSS và ngạt tăng nguy cơ VDTBGT(p<0,05). Phân tích đa biến cho thấy trẻ SSNT, cân nặng thấp, mẹ nhóm máu O tăng nguy cơ VDTBGT(p<0,05). Kết luận: Vàng da tăng bilirubin gián tiếp cần được đánh giá sàng lọc sớm, đặc biệt trường hợp trẻ có mẹ nhóm máu O, non tháng, cân nặng thấp, NKSSS, ngạt.
Vàng da tăng bilirubin gián tiếp (VDTBGT) là tình trạng khá phổ biến xảy ra 60% ở trẻ đủ tháng và hơn 80% ở trẻ non tháng. Hiện nay, việc phát hiện vàng da chủ yếu là do mẹ hoặc người chăm sóc nên nhiều trường hợp đã ở mức độ nặng cần can thiệp. VDTBGT ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán bằng đánh giá mức độ vàng da trên lâm sàng và xét nghiệm bilirubin máu [4]. Tuy nhiên không phải tất cả trường hợp có sự tương xứng giữa lâm sàng và nồng độ bilirubin máu.Chính vì vậy, việc chú ý trong giai đoạn sớm, chẩn đoán và xử trí sớm bệnh sẽ cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ và giảm tỷ lệ tử vong cũng như biến chứng vàng da nhân và di chứng thần kinh suốt đời [4]. Do đó, trong mô hình kết hợp sản nhi hiện tại, chúng tôi mong muốn việc phát hiện vàng da được thực hiện thường quy, và hơn nữa cần sàng lọc sớm ở những trẻ có nguy cơ vàng da cao. Do đó,chúng tôi tiến hành đềtài nàyvới 2 mục tiêu cụ thể sau:•Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh.•Tìm hiểu một số yếu tố liên quan từ mẹ và con đến vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh
Nguồn: https://luanvanyhoc.com