Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn

Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn

Luận án Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên. Thoát vị bẹn là bệnh lý ngoại khoa thường gặp ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhất là ở người cao tuổi [16]. Trong 10.000 dân, thoát vị bẹn xảy ra 11 trường hợp tuổi từ 16 – 24 và 200 trường hợp trên 75 tuổi [25]. Mỗi năm, thế giới có khoảng 20 triệu trường hợp phẫu thuật thoát vị bẹn, tại Phần Lan là 11.000, tại Anh hơn 80.000, tại Mỹ hơn 800.000 [102], [111].

Kể từ năm 1884, Edoardo Bassini đã đặt nền móng điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật sử dụng mô tự thân, đến nay đã có hơn 100 loại kỹ thuật khác nhau như: Bassini, Mc Vay, Nyhus, Ferguson, Shouldice, Berliner… Nhưng, tỉ lệ tái phát vẫn còn cao. Tại Mỹ 10 – 15%, châu Âu 10 – 30%. Theo nghiên cứu đa trung tâm tỉ lệ tái phát của phương pháp: Shouldice 6,1%, Bassini 8,6%, Mc Vay 11,2% [131]. Theo Kux, kỹ thuật Bassini tái phát sau hai năm là 13% [125]. Tại Việt Nam, tỉ lệ tái phát theo Nguyễn Văn Liễu 3,8% [9], Bùi Đức Phú 19% [13], Tạ Xuân Sơn 6,45% [15] và Ngô Viết Tuấn 3,7% [16].
Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên Các phẫu thuật kinh điển trong điều trị thoát vị bẹn, sử dụng mô tự thân để tái tạo, khâu che lại điểm yếu của thành bụng, mô cân từ hai vị trí xa nhau được khâu vào nhau, gây căng đường khâu. Bệnh nhân đau nhiều, hậu phẫu kéo dài, và chậm phục hồi sinh hoạt cá nhân sau mổ. Hơn nữa, các lớp khâu tạo hình bị căng, đưa đến thiếu máu nuôi dưỡng, sẹo lành không tốt, nguy cơ gây thoát vị tái phát cao [1], [4], [8], [31]. Các kỹ thuật này thường gặp khó khăn trong trường hợp thoát vị bẹn có cấu trúc tại chỗ bị suy yếu, khiếm khuyết, và mô bị lão hóa biến đổi [9], [18], [114].
Để giảm tỉ lệ tái phát, tránh những nhược điểm do tái tạo thành bụng bằng mô tự thân. Người ta sử dụng tấm lưới nhân tạo đặt vào vùng bẹn, che chắn và tăng cường sự vững chắc thành sau ống bẹn để điều trị thoát vị bẹn. Đây là phẫu thuật tái tạo thành bụng không căng nên đau ít, và không làm thay đổi các cấu trúc tạo thành ống bẹn. Các kỹ thuật đặt tấm lưới nhân tạo cho kết quả tái phát thấp: Stoppa 1,5%, Rives 1,6%, Lichtenstein < 1% [131]. Với kỹ thuật mổ mở
Lichtenstein, tỉ lệ tái phát 0,6% [114]. Theo Hermández 0,24% [68], Holzheimer 1,1% [71], Novik 1,8% [99]. Hiện nay trên thế giới, điều trị thoát vị bẹn đặt tấm lưới nhân tạo, áp dụng rộng rãi bằng phẫu thuật mở Lichtenstein và phẫu thuật nội soi bởi ưu điểm: không gây căng, ít đau sau mổ, thời gian phục hồi nhanh, ít tai biến, biến chứng và tái phát thấp [17], [80].
Ngày nay tại Việt Nam, điều trị thoát vị bẹn sử dụng đặt “tấm lưới nhân tạo”, bằng kỹ thuật mổ mở của Lichtenstein và phẫu thuật nội soi được ưa chuộng. Phẫu thuật nội soi trong điều trị thoát vị bẹn không phải cơ sở y tế nào trong nước cũng thực hiện được do kỹ thuật khá phức tạp, trang thiết bị và dụng cụ đắt tiền, phải gây mê toàn thân làm tăng nguy cơ phẫu thuật nhất là bệnh nhân cao tuổi. Khi mà phẫu thuật nội soi chưa thực sự hoàn thiện thì ứng dụng kỹ thuật Lichtenstein rất thiết thực, tính khả thi cao, tiết kiệm chi phí.
Đặc biệt, ở bệnh nhân cao tuổi, có thành bụng suy yếu, thoát vị bẹn lớn, khiếm khuyết, thiếu mô tại chỗ, hay thoát vị tái phát thì sử dụng mô tự thân tái tạo thành bụng rất bất lợi, khó khăn. Theo Peacock và Madden, bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên có sự biến đổi cân, cơ, mạc, do giảm quá trình tổng hợp và tăng quá trình thoái hóa collagen làm suy yếu cấu trúc thành ống bẹn dễ gây thoát vị mắc phải [63]. Vì thế, sử dụng tấm lưới nhân tạo để tăng cường thành bụng thì càng hiệu quả. Tuy nhiên, tấm lưới nhân tạo như một dị vật ghép vào vùng bẹn, có nguy cơ nhiễm khuẩn và thải loại tấm lưới. Ở lứa tuổi này chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Với mong muốn hoàn thiện hơn chất lượng điều trị thoát vị bẹn, xác định mức độ an toàn, hiệu quả và mở rộng áp dụng cho các bệnh viện tuyến dưới.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên” nhằm hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu lâm sàng, siêu âm, chỉ định và đặc điểm kỹ thuật đặt tấm lưới nhân tạo điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên.
2. Đánh giá kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐÃ CÔNG BỐ
1. Lê Quốc Phong, Nguyễn Văn Liễu, Lê Lộc (2010), “Đánh giá kết quả ứng dụng tấm lưới nhân tạo theo Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn” Y học thực hành, số 718+719, trang 197 – 206.
2. Lê Quốc Phong, Nguyễn Văn Liễu, Phạm Như Hiệp, Lê Lộc (2011), “Nghiên cứu ứng dụng tấm lưới nhân tạo Polypropylene điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân trung niên và lớn tuổi” Tạp chí Y học lâm sàng, số 9, trang 117 – 123.
3. Lê Quốc Phong, Lê Mạnh Hà và cộng sự (2013), “Kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng kỹ thuật Lichtenstein và nội soi ngoài phúc mạc” Y học thực hành (878), số 8, trang 55 – 58.
4. Lê Quốc Phong, Phạm Như Hiệp, Nguyễn Văn Liễu, Lê Lộc (2014), “Nghiên cứu ứng dụng siêu âm trong chẩn đoán và điều trị thoát vị bẹn bằng kỹ thuật Lichtenstein” Tạp chí Y Dược học, số 22+23, trang 105 –

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Vương Thừa Đức (2003), “Nhận xét về kỹ thuật Lichtenstein trong điều trị thoát vị bẹn”, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 7, phụ bản số 1, tr. 174 – 180.
2. Vương Thừa Đức (2011), “Đau mạn tính vùng bẹn đùi sau mổ thoát vị bẹn”, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 15, phụ bản số 1, tr. 115 – 123.
3. Vương Thừa Đức (2011), “Đánh giá kết quả lâu dài của kỹ thuật Lichtenstein trong điều trị thoát vị bẹn”, Y học Y học TP Hồ Chí Minh, tập 15, phụ bản số 1, tr. 108 – 114.
4. Vương Thừa Đức (2004), “So sánh Lichtenstein với Bassini trong điều trị
thoát vị bẹn”, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 8, phụ bản số 1, tr. 30 – 36.
5. Vương Thừa Đức (2010), “Thoát vị bẹn tái phát: tổn thương và điều trị”, Y
học TP Hồ Chí Minh, tập 14, phụ bản số 1, tr. 127 – 133.
6. Lưu Ngọc Hoạt, Võ Văn Thắng (2011), “Phương pháp nghiên cứu sức khỏe cộng đồng”, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 11 – 286.
7. Đỗ Xuân Hợp (1985), “Ống bẹn”, Giải phẫu bụng, Nhà xuất bản Y học, tr. 40 – 49.
8. Ngô Thế Lâm (2009), “Đánh giá kết quả của việc ứng dụng kỹ thuật Lichtenstein trong mổ thoát vị bẹn ở người lớn tại bệnh viện tỉnh Khánh hoà”, Hội nghị ngoại khoa Khánh hoà mở rộng, tr. 96 – 101.
9. Nguyễn Văn Liễu (2004), “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Shouldice trong điều trị thoát vị bẹn”, Luận án tiến sĩ y học, Học viện quân y 103, tr. 1 – 119.
10. Nguyễn Văn Liễu (2006), “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Shouldice trong điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân trên 40 tuổi”, Tạp chí y học thực hành, tr. 217 – 225.
11. Nguyễn Văn Liễu (2007), “Điều trị thoát vị bẹn”, Nhà xuất bản đại học Huế, tr. 9 – 105.
12. Lê Quang Nghĩa (2006), “Mảnh ghép điều trị thoát vị”, Y học TP Hồ Chí Minh, tập10, phụ bản số 1, tr. 8 – 14.
13. Bùi Đức Phú (1998), “Đánh giá kết quả lâu dài các phương pháp phẫu thuật thoát vị bẹn tại Huế”, Tập san nghiên cứu khoa học, tr. 41 – 28.
14. Nguyễn Quang Quyền (1990), “ông bẹn”, Bài giảng giải phẫu học, Tập II, Nhà xuất bản Y học, tr. 41 – 46.
15. Tạ Xuân Sơn, Vũ Huy Nùng (2003), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng và kết quả điều trị thoát vị bẹn nghẹt”, Ngoại khoa, tập 53, tr. 12 – 15.
16. Ngô Viết Tuấn (2000), “Phẫu thuật Shouldice cải biên hai lớp trong điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân trung niên và lớn tuổi”, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 9 – 20.
17. Trịnh Văn Thảo (2010), “Nghiên cứu ứng dụng nội soi đặt mảnh ghép hoàn toàn ngoài phúc mạc trong điều trị thoát vị bẹn”, Luận án tiến sĩ y học, Học viện quân y 103, tr. 1 – 120.
18. Phạm Hữu Thông (2003), “Nhận xét kết quả ban đầu của phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn qua ngã nội soi ổ bụng”, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 7, phụ bản số 1, tr. 192 – 202.
19. Phạm Minh Trí, Đỗ Đình Công (2003), “Đặt lưới polypropylene ngã tiền phúc mạc trong điều trị thoát vị bẹn”, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 7, phụ bản số 1, tr. 187 – 191.
20. Phan Minh Trí (2013), “Vai trò của mảnh ghép polypropylene trong điều trị thoát vị vết mổ thành bụng”, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 30 – 40.

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment