ĐÁNH GIÁ SAI SỐ CÀI ĐẶT VÀ DI ĐỘNG CỦA THỰC QUẢN HÀNG NGÀY NHẰM XÁC ĐỊNH PTV MARGIN TRONG KỸ THUẬT XẠ TRỊ 4D NHỊN THỞ CUỐI THÌ THỞ RA UNG THƯ THỰC QUẢN

ĐÁNH GIÁ SAI SỐ CÀI ĐẶT VÀ DI ĐỘNG CỦA THỰC QUẢN HÀNG NGÀY NHẰM XÁC ĐỊNH PTV MARGIN TRONG KỸ THUẬT XẠ TRỊ 4D NHỊN THỞ CUỐI THÌ THỞ RA UNG THƯ THỰC QUẢN

ĐÁNH GIÁ SAI SỐ CÀI ĐẶT VÀ DI ĐỘNG CỦA THỰC QUẢN HÀNG NGÀY NHẰM XÁC ĐỊNH PTV MARGIN TRONG KỸ THUẬT XẠ TRỊ 4D NHỊN THỞ CUỐI THÌ THỞ RA UNG THƯ THỰC QUẢN
HA NGỌC SƠN1, TRẦN BÁ BÁCH2, NGUYỄN ĐÌNH LONG2, CHU VĂN DŨNG1, PHAM TUẤN ANH1, NGUYỄN VĂN HÂN1, NGUYỄN VĂN NAM1, NGUYỄN TRUNG HIÊU1, ĐOAN TRUNG HIỆP3
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá sai số cài đặt và di động của thực quản hàng ngày nhằm xác định PTVmargin trong kỹ thuật xạ trị 4D nhịn thở cuối thì thở ra ung thư thực quản.
Đối tượng và phương pháp: Tổng số 6 bệnh nhân ung thư thực quản có chỉ định xạ trị thông qua Hội đồng ung thư đa chuyên khoa (Tumorboard) từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2018 tại Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City. Các bệnh nhân được chụp CT mô phỏng trên máy Optima 580, sử dụng hệ thống quản lý nhịp thở RPM và bộ dụng cụ cố định BN xạ trị ProLock. Chụp xác minh 2D-kV, 3D-CBCT sử dụng hệ thống OBI trên máy gia tốc Clinac iX với 119 bộ hình ảnh 3D-CBCT và 119 cặp hình ảnh 2D-kV.
Kết quả: Sai số cài đặt trung bình theo các hướng AP (trước sau), SI (trên dưới) và LR (trái phải) lần lượt là 2,03 ± 1,53mm (tối đa 6mm), 2,07 ± 1,78mm (tối đa 8mm), 2,1 ± 1,97mm (tối đa 8mm). Độ di động trung bình của thực quản hàng ngày so sánh CBCT với CT lập kế hoạch xạ trị là 0,9 ± 0,85mm (tối đa 3mm), 1,09 ± 0,85mm (tối đa 4mm) và 0,7 ± 0,79 (tối đa 4mm) theo các hướng AP, SI và LR tương ứng.


Kết luận: Lề điều trị (PTV margin) với xạ trị ung thư thực quản bằng kỹ thuật xạ trị 4D nhịn thở thì thở ra tại trung tâm của chúng tôi là 4,5mm đối với chiều trên dưới, 5mm với chiều dọc và 4,5mm theo chiều phải trái

Việc đảm bảo cung cấp đủ liều cho các thể tích khối u nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư và giảm liều cũng như giảm độc tính cho các thể tích cũng như các cơ quan xung quanh luôn là mối quan tâm lớn nhất trong xạ trị. Đối với khối u nằm tại các cơ quan di động như gan, phổi, dạ dày, thực quản…để đảm bảo toàn bộ thể tích khối u nằm hoàn toàn trong trường chiếu xạ cần phải mở rộng lề điều trị. Việc này cũng đồng nghĩa với việc tăng liều chiếu xạ cho các cơ quan lân cận dẫn tới tăng các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy việc quản lý, hạn chế di động của khối u là vấn đề hết sức cần thiết giúp cho quá trình xạ trị được chính xác hơn, ngoài ra việc quản lý tốt di động khối u sẽ giúp đưa ra một thông số về lề điều trị thích hợp để giảm những độc tố cho những cơ quan lân cận

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment