ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG ĐỐI VỚI BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI B Ở TRẺ TỪ 2- 15 TUỔI

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG ĐỐI VỚI BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI B Ở TRẺ TỪ 2- 15 TUỔI

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG ĐỐI VỚI BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI B Ở TRẺ TỪ 2- 15 TUỔI TRÊN HAI CỘNG ĐỒNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI KHÁC NHAU TẠI TP HỒ CHÍ MINH 

Nguyễn Công Viên* và cộng sự* 
TÓM TẮT 
Phương pháp: Cùng lúc, có hai nhóm với số lượng 150 cháu mỗi nhóm được nhập vào ở hai địa bàn khác nhau: Nhóm A , nhập vào từ phòng khám “theo yêu cầu” thuộc Khoa Khám Trẻ em lành mạnh Bệnh viện Nhi đồng 2, được xếp vào nhóm có điều kiện kinh tế – xã hội “cao”. Còn nhóm B, có điều kiện kinh tế xã hội “thấp” được nhập từ phường 12 quận 4. Các điều kiện kinh tế –xã hội “cao” hay “thấp” căn cứ trên thu nhập (mốc 1 triệu VNĐ) và trình độ học vấn (mốc : lớp 10/12) của cả bố và mẹ.Chọn mẫu theo phương pháp hệ thống và phân tầng, theo ba lứa tuổi : 2-5 tuổi, 6-10 tuổi và 11-15 tuổi. Hai xét nghiệm sau được sử dụng: HBsAg và AntiHBs.Với bản câu hỏi (questionnaire) bên cạnh các tiêu chí phân nhóm KTXH, một loạt hành vi chăm sóc, chỉ số kinh tế, xã hội, vệ sinh và y tế có liên quan với từng loại bệnh được thống kê. 
Kết quả: Tỷ lệ các trẻ thường được tiêm chích khi có bệnh (đa số từ các phòng mạch tư) là 50,7% đối với nhóm KTXH “thấp” (B), so với 24% ở nhóm KTXH “cao” (B).Trẻ nhóm A có 47% đến bệnh viện tuyến thành phố để khám chữa răng; 24,7% đến nha sĩ tư; 10,7% đến bệnh viện Quận. Còn trẻ nhóm B thì 53,3% khám chữa răng ở bệnh viện Quận, chỉ có 6% đến bệnh viện TP; 9,3% đến nha sĩ và 3,3% đến chữa răng tại các “nha công”.Vài yếu tố không đặc hiệu khác có thể liên quan đến tính cảm nhiễm đối với các bệnh (viêm gan A, B, C) được so sánh ở hai nhóm KTXH nêu trên: về diện tích nhà ở thì giữa hai nhóm có sự khác biệt rất lớn (p=0.00): 61,3% trẻ nhóm A ở căn hộ có diện tích hơn 10m2/đầu người. Còn 
52% trẻ nhóm B sống chen chúc trong căn hộ nhỏ hơn 3m2/đầu người.Về tình trạng dinh dưỡng thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0.06%). Trên hai nhóm KTXH nói trên, kết quả về huyết thanh học viêm gan siêu vi B như sau:5,3% trẻ nhóm B mang mầm bệnh ( HBsAg+) so với 4% trẻ ở nhóm A (khác biệt không có ý nghĩa thống kê).Tuy nhiên riêng ở nhóm tuổi 11-15, tỷ lệ này là 12,9% (nhóm B) khác 
biệt với 5,3% (nhóm A) (p=0.03) Về tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh sang ngưỡng bảo vệ (>10 mUI/mL): nhóm A: 77%, nhóm B: 44%(p=0.00) và cả hai đều thấp so với tỷ lệ tiêm đủ 3 liều theo bảng tự khai (82,7% / 61,3%). Theo lứa tuổi, tỷ lệchuyển đổi này ở cả hai nhóm đều cao nhất ở lứa 2-5 tuổi (nhóm A: 87%; nhóm B: 56%), giảm dần ở hai nhóm tuổi lớn hơn, và thấp ở tuổi 11-15 (nhóm A,53%; B, 26%) Về nguồn thuốc, nhóm A có 26,7% dùng đơn thuần thuốc “ngoại” (phải trả tiền), 28,7% dùng thuốc hỗn hợp trong và ngoài chương trình.“Tỷ trọng” dùng thuốc “ngoại” những năm trước cao hơn hiện nay. Còn nhóm B chỉ dùng thuốc trong Chương trình TCMR– vốn có giai đoạn không được cung ứng đủ. Đối chiếuvới tình hình tiêm chủng: nhóm B có tỷ lệ “có tiêm chủng” tương đương nhóm A (82,7% so với 85,4% ở nhóm A).Nhưng số trẻ được chích >/= 3 mũi ở nhóm A là 82,7% so với 61,3% ở nhóm B. Ngoài ra, tỷ lệ chủng trên 3 mũi này ở nhóm B (61,3%) không tương xứng với tỷ lệ chuyển dương antiHBs của nó (chỉ có 44%).Về lứa tuổi, tỷ lệ tiêm chủng ởlứa tuổi thấp luôn cao hơn các lứa tuổi lớn, đối với cả hai nhóm KTXH. Lưu ý rằng trợ giúp của GAVI đối với CTTCMR (triển khai từ 2002) thực tế chưa thực hiện ở các lứa tuổi khảo sát

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment